Nhiều nước đang phát triển đã gặt 'vận may kinh tế' nhưng đến cuối năm nay vẫn 'nghèo hơn trước đại dịch'

Thứ 6, 12/01/2024 07:14
Nền kinh tế toàn cầu đang ở trạng thái tốt hơn so với một năm trước. Theo đó, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã giảm bớt.

Mới đây, trong thông cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) giới thiệu về báo cáo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu số mới nhất, nền kinh tế toàn cầu đang ở trạng thái tốt hơn so với một năm trước: nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã giảm bớt, phần lớn là do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể tạo ra những mối nguy hiểm mới trong ngắn hạn cho nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, triển vọng trung hạn đang trở nên u ám đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại ở hầu hết các nền kinh tế lớn, thương mại toàn cầu trì trệ và các điều kiện tài chính thắt chặt nhất trong nhiều thập kỷ.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu vào năm 2024 dự kiến chỉ bằng một nửa mức trung bình của thập kỷ trước đại dịch. Trong khi đó, chi phí đi vay đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế có xếp hạng tín dụng kém, có thể vẫn ở mức cao do lãi suất toàn cầu vẫn ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ sau khi điều chỉnh lạm phát.

Nhiều nước đang phát triển đã gặt 'vận may kinh tế' nhưng đến cuối năm nay vẫn 'nghèo hơn trước đại dịch'- Ảnh 1.

Tăng trưởng thương mại toàn cầu vào năm 2024 dự kiến chỉ bằng một nửa mức trung bình của thập kỷ trước đại dịch. Ảnh minh hoạ: Dy Khoa.

Theo báo cáo này, tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp – từ 2,6% năm ngoái xuống 2,4% vào năm 2024, thấp hơn gần 3/4 điểm phần trăm so với mức trung bình của những năm 2010.

Các nền kinh tế đang phát triển được dự đoán chỉ tăng trưởng 3,9%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của thập kỷ trước. Sau thành tích đáng thất vọng vào năm ngoái, các nước thu nhập thấp sẽ tăng trưởng 5,5%, yếu hơn dự kiến trước đây.

Đến cuối năm 2024, người dân ở khoảng 1/4 quốc gia đang phát triển và khoảng 40% quốc gia có thu nhập thấp sẽ vẫn nghèo hơn so với thời điểm trước đại dịch COVID năm 2019. Trong khi đó, ở các nền kinh tế tiên tiến, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại sẽ giảm xuống 1,2% trong năm nay - từ mức 1,5% vào năm 2023.

Chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Phó chủ tịch cấp cao của Nhóm Ngân hàng Thế giới Indermit Gill cho biết: "Nếu không có sự điều chỉnh lớn, những năm 2020 sẽ trôi qua như một thập kỷ cơ hội bị lãng phí".

"Tăng trưởng trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu, khiến nhiều nước đang phát triển - đặc biệt là những nước nghèo nhất - mắc vào bẫy: với mức nợ tê liệt và khả năng tiếp cận thực phẩm khó khăn đối với gần một phần ba dân số. Điều đó sẽ cản trở tiến trình thực hiện nhiều ưu tiên toàn cầu. Cơ hội lật ngược tình thế vẫn còn", vị chuyên gia nói thêm.

Để cải thiện tăng trưởng, theo chuyên gia, các chính phủ cần chính phủ hành động ngay bây giờ để tăng tốc đầu tư và củng cố các khuôn khổ chính sách tài khóa.

Để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đạt được các mục tiêu phát triển toàn cầu quan trọng khác vào năm 2030, các nước đang phát triển sẽ cần tăng cường đầu tư đáng kể - khoảng 2,4 nghìn tỷ USD mỗi năm. Nếu không có gói chính sách toàn diện, triển vọng tăng trưởng như vậy sẽ không sáng sủa. Tăng trưởng đầu tư bình quân đầu người ở các nền kinh tế đang phát triển từ năm 2023 đến năm 2024 dự kiến chỉ đạt trung bình 3,7%, chỉ bằng hơn một nửa tốc độ của hai thập kỷ trước.

Nhiều nước đang phát triển đã gặt 'vận may kinh tế' nhưng đến cuối năm nay vẫn 'nghèo hơn trước đại dịch'- Ảnh 2.

Phía Ngân hàng Thế giới cho biết: Tăng trưởng trong ngắn hạn sẽ vẫn yếu, khiến nhiều nước đang phát triển mắc vào bẫy. Ảnh minh hoạ: Dy Khoa.

Tính thuận chu kỳ khiến xuất khẩu hàng hoá ở các nước đang phát triển tăng cao

Nghiên cứu cho thấy các nền kinh tế đang phát triển thường gặt hái được một "vận may kinh tế" khi họ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đầu tư bình quân đầu người lên ít nhất 4% và duy trì tốc độ này trong sáu năm trở lên: tốc độ hội tụ với mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến tăng nhanh, tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh hơn và năng suất tăng gấp bốn lần. Các lợi ích khác cũng hiện thực hóa trong những thời kỳ bùng nổ này. Trong số những lý do khác, lạm phát giảm, vị thế tài chính và đối ngoại được cải thiện, khả năng tiếp cận Internet của người dân tăng lên nhanh chóng.

Báo cáo cho thấy chính phủ ở các quốc gia đang phát triển thường áp dụng các chính sách tài khóa làm tăng thêm sự bùng nổ và phá sản. Ví dụ, khi giá hàng hóa thúc đẩy tăng trưởng thêm 1 điểm phần trăm, các chính phủ sẽ tăng chi tiêu theo cách thúc đẩy tăng trưởng thêm 0,2 điểm phần trăm.

Nhìn chung, trong thời kỳ thuận lợi, chính sách tài khóa có xu hướng làm nền kinh tế trở nên quá nóng. Trong thời điểm khó khăn, nó làm cho sự suy thoái trở nên sâu sắc hơn.

Nhiều nước đang phát triển đã gặt 'vận may kinh tế' nhưng đến cuối năm nay vẫn 'nghèo hơn trước đại dịch'- Ảnh 3.

Thời kỳ thuận lợi, chính sách tài khóa của các nước đang phát triển có xu hướng làm nền kinh tế trở nên quá nóng. Ảnh minh hoạ: Dy Khoa.

"Tính thuận chu kỳ" này ở các nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hóa mạnh hơn 30% so với các nền kinh tế đang phát triển khác. Chính sách tài khóa ở các nền kinh tế này cũng có xu hướng biến động mạnh hơn 40% so với các nền kinh tế đang phát triển khác.

Sự bất ổn gắn liền với tính thuận chu kỳ cao hơn và sự biến động của chính sách tài khóa tạo ra lực cản kinh niên đối với triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hóa.

Có thể giảm bớt lực cản này bằng cách đưa ra một khuôn khổ tài chính giúp kỷ luật chi tiêu của chính phủ, áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và tránh các hạn chế đối với sự di chuyển của vốn quốc tế.

Nhìn chung, các biện pháp chính sách này có thể giúp các nhà xuất khẩu hàng hóa ở các nền kinh tế đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên tới 1 điểm phần trăm cứ sau 4 hoặc 5 năm. Các quốc gia cũng có thể được hưởng lợi bằng cách xây dựng các quỹ tài sản chủ quyền và các quỹ dự phòng khác có thể được triển khai nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Dy Khoa

Cùng chuyên mục

Người dân tích trữ cho bão Yagi: Vì sao 2 loại rau củ giàu dinh dưỡng này bị ‘bỏ rơi’?

Chủ nhật, 08/09/2024 06:45
Hình ảnh 2 loại rau củ tại siêu thị bị "ngó lơ"trong khi các mặt hàng khác gần như “cháy hàng” không chỉ gây thắc mắc cho cộng đồng mạng mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về tâm lý tiêu dùng và quan niệm ăn uống của người Việt trong những ngày thiên tai.

Chồng nạn nhân bị cây đè tử vong ở Hà Nội: "Tôi dặn vợ nếu mưa to quá thì mai hãy về"

Thứ 7, 07/09/2024 22:03
Khi được báo vợ và em trai gặp tai nạn, anh Linh vẫn mong là có sự nhầm lẫn. Nhưng khi tới bệnh viện, người chồng đau xót nhận tin vợ đã không qua khỏi.

Mang "bụng bia" vào sân, Rooney vẫn trình diễn tuyệt kỹ khiến các đàn em tại MU phải ngước nhìn

Thứ 7, 07/09/2024 21:54
Dù đã giải nghệ khá lâu, Rooney vẫn giữ được phẩm chất kỹ thuật đặc biệt.

Khi có gió to nên đóng hay mở cửa kính: Rất nhiều người đang hiểu sai

Thứ 7, 07/09/2024 21:34
Xử lý đúng sẽ giúp hạn chế được thiệt hại về tài sản trong nhà vào những ngày mưa bão đi kèm gió lớn.

Tìm ra mối liên hệ bất ngờ giữa tính cách và tuổi thọ: Người hướng nội hay hướng ngoại, ai có khả năng sống thọ hơn?

Thứ 7, 07/09/2024 21:00
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính cách và tuổi thọ, cho thấy phần lớn người sống thọ đều mang nhiều đặc điểm như lạc quan, cởi mở, thích kết nối mối quan hệ xã hội…
     
Nổi bật trong ngày

Game thủ Việt đua nhau mua Black Myth: Wukong "offline" với mức giá... siêu rẻ

Thứ 7, 07/09/2024 10:10
Rất nhiều người đang lựa chọn sử dụng Black Myth: Wukong phiên bản "offline" với mức giá rất phải chăng này.

140 triệu người xem "kính chiếu yêu" bóc Triệu Lộ Tư "dao kéo", Lưu Diệc Phi lão hoá ở sự kiện xa xỉ

Thứ 7, 07/09/2024 14:55
Không hẹn mà gặp, cả Lưu Diệc Phi và Triệu Lộ Tư đều bị "kính chiếu yêu" cam thường hé lộ nhan sắc thật khác với ảnh tự đăng.

VFF từng phải hoãn trận Việt Nam – Thái Lan vì trận mưa lụt lịch sử 16 năm trước

Thứ 7, 07/09/2024 20:55
Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 1/11/2008. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lớn và ngập lụt, VFF phải lùi lịch lại đến 2 tuần sau.

Cấm 100.000 tài khoản hack cheat mỗi tháng, bom tấn một thời vẫn bị tàn phá nặng nề, sắp sụp đổ "nối gót" PUBG

Thứ 7, 07/09/2024 10:20
Sau PUBG, lại chuẩn bị có thêm một tựa game sinh tồn nữa bị tàn phá nặng nề bởi vấn nạn hack cheat.

Thịt, rau để được trong tủ lạnh bao lâu? Nhiều người mua về tích trữ nhưng không hề biết

Thứ 7, 07/09/2024 15:10
Thực tế việc tích trữ quá nhiều, quá lâu lượng rau, thịt trong tủ lạnh không hề tốt như một số người vẫn nghĩ.
xe.nguoiduatin.vn