Nhiều quốc gia ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đâu là điều kiện tiên quyết để lựa chọn?

Thứ 4, 02/10/2024 18:11
Thời gian qua, có nhiều quốc gia bày tỏ thiện ý hỗ trợ Việt Nam làm dự án đường sắt tốc độ cao. Vậy công nghệ nước nào sẽ được lựa chọn?

Nhiều quốc gia ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án

Cùng với quyết tâm lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các quốc gia lớn trên thế giới, từ châu Á cho tới châu Âu cũng bày tỏ mong muốn góp phần vào dự án trọng điểm này.

Hàn Quốc

Bộ GTVT Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng & Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác trong lĩnh vực giao thông, đây là cơ sở để hai bên có những hợp tác cụ thể.

"Thông qua việc ký MOU, chúng tôi hy vọng hai bên sẽ có những bước tiến hợp tác thực chất. Trước mắt có thể ký MOU trong lĩnh vực đường sắt, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao", Bộ trưởng MOLIT Park Sang Woo đề nghị.

Nhiều 'ông lớn' ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn - Ảnh 2.

Ảnh: Bộ GTVT

Trung Quốc

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) khẳng định mong muốn có cơ hội hợp tác, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đường sắt an toàn, chất lượng với công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ và giá thành cạnh tranh cho Việt Nam.

Trước đó, tại Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường tại Trung Quốc được tổ chức vào cuối năm 2023, Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc đã chia sẻ, doanh nghiệp muốn được tham gia các dự án lớn tại Việt Nam, trong đó có kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Nhiều 'ông lớn' ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn - Ảnh 3.

hủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhật Bản

Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki cho biết trong buổi làm việc với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng rằng việc Nhật Bản hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam vô cùng quan trọng. Phía Nhật Bản rất quan tâm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam trong đầu tư các dự án hạ tầng giao thông. Trong đó có các dự án mới như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Trước đó, khi làm việc với ông Hồ Đức Phớc (khi giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính), Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki bày tỏ sẵn sàng tham gia vào dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, cũng như các dự án hạ tầng khác mà Việt Nam đang chuẩn bị triển khai.

Nhiều 'ông lớn' ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn - Ảnh 4.

Ông Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Shunichi Suzuki. Ảnh: Bộ Tài chính

Trong năm 2023, Việt Nam liên tiếp có những cuộc làm việc song phương với lãnh đạo Nhật Bản và đều đạt kết quả tích cực liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá khoảng 70 tỷ USD.

Cộng hòa Liên bang Đức

Khi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Siemens (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết Siemens quan tâm đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và có thể cung cấp các giải pháp về đầu máy, toa xe, hệ thống tín hiệu đường sắt, cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất toa xe.

Nhiều 'ông lớn' ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Roland Busch, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Siemens. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tây Ban Nha

Trong buổi tiếp xúc giữa Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy và bà Pilar Méndez Jiménez, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Tây Ban Nha tại Việt Nam, bà Đại sứ bày tỏ: "Việt Nam cũng có những điểm tương đồng về mặt địa lý để phát triển hệ thống đường sắt như Tây Ban Nha. Vì vậy, Tây Ban Nha mong muốn hợp tác với Bộ GTVT Việt Nam trong việc phát triển hệ thống đường sắt nói chung và đường sắt cao tốc nói riêng".

 

Việc chọn công nghệ nước nào phụ thuộc vào điều kiện này

Trong buổi họp báo của Bộ GTVT để trao đổi, cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công. Về nguyên tắc đầu tư công có nhiều hình thức gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay...

"Chúng ta làm đường sắt tốc độ cao trên tinh thần tự lực tự cường, Bộ Chính trị và Trung ương đã quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Chúng ta xác định đầu tư công dựa trên các phương án cân đối nguồn vốn trong nước và vay vốn nước ngoài với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc, điều kiện lớn nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam", ông Huy cho hay.

Nhiều 'ông lớn' ngỏ ý hỗ trợ Việt Nam làm siêu dự án 67,3 tỷ USD: Đây là điều kiện tiên quyết để lựa chọn - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy tại buổi họp báo. Ảnh: Báo Giao thông

Trường hợp vay nước ngoài, phải đi kèm điều kiện ưu đãi, ít ràng buộc và điều kiện lớn nhất là phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

Giải đáp vấn đề dư luận băn khoăn là Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ nước nào để làm đường sắt tốc độ cao, Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay: Việc chọn công nghệ nước nào phụ thuộc vào điều kiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ ra sao sau đó mới quyết định lựa chọn.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng kể cả khi có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, họ buộc phải sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà Việt Nam có khả năng sản xuất, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia.

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá rằng với năng lực hiện tại, Việt Nam có thể làm chủ công nghệ cho các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, và 350 km/h tương đương nhau. Nghiên cứu cho thấy nếu được nước ngoài chuyển giao công nghệ và có các cơ chế chính sách phù hợp, Việt Nam có thể tự chủ trong xây dựng hạ tầng, vận hành và bảo trì, cũng như dần dần nội địa hóa sản xuất các linh kiện, phụ tùng thay thế.

Thái Hà

 

Cùng chuyên mục

Quy định mới bắt buộc từ 1/1/2025 khiến hàng chục triệu xe máy phải xếp hàng: Bộ GTVT nói gì?

Chủ nhật, 22/12/2024 12:40
Bộ GTVT đã trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM về vấn đề đang nóng hiện nay.

Cả TP.HCM đổ về Metro số 1: Người dân xếp hàng dài cả km chờ lên tàu, có nhà lặn lội 5 giờ sáng từ Long An lên để "đi thử một lần trong đời"

Chủ nhật, 22/12/2024 11:28
Sáng ngày 22/12, đã có rất đông người dân TP.HCM nô nức đổ đến các ga của tuyến tàu Metro số 1 để trải nghiệm trong ngày vận hành đầu tiên.

Thần tượng của Yua Mikami bất ngờ gặp bệnh quái ác, fan thương cảm, chia sẻ hoàn cảnh khó khăn

Chủ nhật, 22/12/2024 10:23
Từng là "huyền thoại" trước khi Yua Mikami ra mắt, cô nàng này đang mắc phải căn bệnh khá nghiêm trọng.

"Khi có Xuân Son thì các phương án của ĐT Việt Nam được giải quyết hết!"

Chủ nhật, 22/12/2024 08:21
Giống như trước Myanmar, HLV Phạm Minh Đức tin rằng Nguyễn Xuân Son sẽ là chìa khóa vạn năng để ĐT Việt Nam giải quyết Singapore tại Bán kết AFF Cup 2024.

Công an Hà Nội bắt giữ Trần Đình Minh

Chủ nhật, 22/12/2024 07:17
Chỉ sau gần 2 giờ gây án, lực lượng Công an quận Bắc Từ Liêm đã bắt giữ được đối tượng Trần Đình Minh.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt khẩn cấp Nguyễn Giang Chung

Thứ 7, 21/12/2024 18:57
Kêu gọi góp vốn, Nguyễn Giang Chung đã lừa đảo hàng tỷ đồng.

HLV Kim Sang-sik hân hoan, khẳng định một điều khiến người hâm mộ ấm lòng

Thứ 7, 21/12/2024 23:35
HLV Kim Sang-sik rất hài lòng với màn trình diễn của các học trò, đồng thời khẳng định rằng bóng đá Việt Nam đã thực sự trở lại.

Tin gió mùa đông bắc mới nhất: Nhiều nơi sắp mưa rất to, kéo dài 3 ngày liên tiếp

Thứ 7, 21/12/2024 18:58
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp ở nam Biển Đông kết hợp không khí lạnh tăng cường, miền Trung và Tây Nguyên sẽ có mưa to đến rất to.

Tàu hải quân Mỹ thăm Campuchia sau gần 10 năm: Tuyên bố tôn trọng chủ quyền, quan hệ Campuchia-Trung Quốc

Chủ nhật, 22/12/2024 07:00
Theo Khmer Times, sự hiện diện của USS Savannah từ ngày 16 đến ngày 20/12 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một tàu hải quân Mỹ tới Campuchia trong gần một thập kỷ.

Binh lính Ukraine nói điểm yếu so với Nga khiến quân Triều Tiên vào thẳng tầm ngắm, ví như "chơi game dễ"

Thứ 7, 21/12/2024 07:00
Theo lời kể từ phía lực lượng Ukraine, quân Triều Tiên di chuyển ở nơi trống trải, bất chấp khí tài của đối thủ lơ lửng ngay trên đầu.
xe.nguoiduatin.vn