Núi Phú Sĩ phá vỡ kỷ lục 130 năm

Núi Phú Sĩ phá vỡ kỷ lục 130 năm

Thứ 4, 30/10/2024 14:23
Ngọn núi biểu tượng của xứ sở Phù Tang năm nay đã chứng kiến hiện tượng lạ.

Tháng 11 đã cận kề nhưng đỉnh núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết. Đây là thời điểm muộn nhất chưa ghi nhận tuyết phủ trên đỉnh núi kể từ khi các dữ liệu được ghi chép cách đây 130 năm. 

Thông thường, những đỉnh núi cao nhất Nhật Bản này sẽ được phủ tuyết trắng vào đầu tháng 10. Tuy nhiên, tính đến thứ Ba (29/10) vừa qua, đỉnh núi vẫn trơ trọi. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của khủng hoảng khí hậu đối với một trong những địa danh biểu tượng của xứ sở Mặt trời mọc.

Lớp tuyết đầu tiên báo hiệu sự xuất hiện của mùa đông. Nó đến sau mùa leo núi hè, kết thúc vào ngày 10/9 năm nay. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tuyết thường bắt đầu hình thành trên đỉnh Phú Sĩ vào khoảng ngày 2/10. Năm ngoái, tuyết rơi vào ngày 5/10, nhưng phần lớn đã tan chảy vào đầu tháng 11 do nhiệt độ ấm. 

gettyimages 1734601832
Núi Phú Sĩ năm nay đã phá kỷ lục buồn

Văn phòng Khí tượng địa phương Kofu (Nhật Bản) đã công bố đợt tuyết rơi đầu tiên trên núi Phú Sĩ mỗi năm kể từ khi thành lập vào năm 1894. Năm nay, họ vẫn chưa đưa ra thông báo, với lý do thời tiết ấm bất thường.

Ông Shinichi Yanagi, cán bộ khí tượng tại văn phòng Kofu, cho biết: "Do nhiệt độ cao ở Nhật Bản tiếp tục kéo dài từ mùa hè và trời vẫn mưa nên không có tuyết rơi". Việc không có tuyết tính đến ngày 29/10 đã phá vỡ kỷ lục trước đó là ngày 26/10, được thiết lập vào các năm 1955 và 2016. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, mùa hè năm nay, Nhật Bản đã ghi nhận mùa hè nóng nhất kể từ khi số liệu thống kê bắt đầu được ghi nhận vào năm 1898.

Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với mức bình thường. Con số này vượt qua kỷ lục trước đó là 1,08 độ C được thiết lập vào năm 2010. Thời tiết ấm áp bất thường tiếp tục kéo dài sang mùa thu, với ít nhất 74 thành phố ghi nhận nhiệt độ từ 30 độ C trở lên trong tuần đầu tiên của tháng 10, theo phân tích từ nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central. Climate Central nhận thấy, hiện tượng nóng bất thường vào tháng 10 mà Nhật Bản trải qua có khả năng xảy ra cao gấp ba lần do khủng hoảng khí hậu.

Cái nóng mùa hè khắc nghiệt của Nhật Bản không phải là một hiện tượng cục bộ. Mùa hè này đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ toàn cầu trong năm thứ hai liên tiếp, với năm 2024 chắc chắn sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi lại. Hiện tượng El Niño, một kiểu khí hậu tự nhiên, cùng với các yếu tố do con người gây ra như đốt nhiên liệu hóa thạch – nguyên nhân chính của khủng hoảng khí hậu – đã góp phần làm tăng nhiệt độ. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng thế giới cần hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp để ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

cscasca

Một nghiên cứu mới vào tháng 1 cho thấy khủng hoảng khí hậu đã làm giảm lượng tuyết phủ ở hầu hết các khu vực thuộc Bắc bán cầu trong 40 năm qua. Tuyết rơi muộn hơn trên núi Phú Sĩ có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại về hướng đi của thế giới. Mùa đông ấm hơn tác động đến tuyết, du lịch, kinh tế địa phương, nguồn cung cấp thực phẩm và nước, thậm chí cả bệnh dị ứng. 

Nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka của Nhật Bản, núi Phú Sĩ cao 3.776m, là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và là biểu tượng của Nhật Bản.

Núi thường được bao phủ bởi tuyết trong hầu hết thời gian của năm cho đến khi mùa leo núi hàng năm bắt đầu vào tháng 7. Núi Phú Sĩ chào đón hàng triệu du khách háo hức leo lên đỉnh hoặc ngắm bình minh từ những sườn dốc nổi tiếng của nó. 

Trong những năm gần đây, ngọn núi phải hứng chịu tình trạng du lịch quá tải. Các quan chức Nhật Bản trước đó nói với CNN rằng các vấn đề Phú Sĩ phải đối mặt bao gồm du khách xả rác bừa bãi, lạm dụng nhà vệ sinh và leo núi với trang bị không đúng cách, dẫn đến tai nạn hoặc thương tích. Vào tháng 7, chính quyền đã áp dụng thuế du lịch và đưa ra các quy định mới để quản lý đám đông. Giờ đây, người leo núi phải trả 2.000 yên (314.000 đồng) mỗi người, với tối đa 4.000 người leo núi mỗi ngày.

Nguồn: CNN

Chi Chi

Cùng chuyên mục

Bắt Lý Hạnh Nhân - Chủ facebook chuyên bán bỉm, sữa

Thứ 5, 31/10/2024 20:06
Đối tượng Nhân thường xuyên đăng tải thông tin bán các loại sữa Ensure, Enfamil, Colosbaby, mì tôm, xúc xích… với giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường để thu hút người mua.

Việt Nam làm chủ được liệu pháp tế bào điều trị ung thư, chi phí bằng 1/5 so với Mỹ

Thứ 5, 31/10/2024 19:56
Liệu pháp tế bào CAR-T được xem là một tiến bộ lớn trong điều trị ung thư, đem lại hy vọng mới cho bệnh nhân mắc ung thư máu.

2 bé sinh đôi tử vong trước sân nhà ở Quảng Bình: Bố đi làm xa, mới chỉ gặp các con một lần

Thứ 5, 31/10/2024 19:07
Gia đình chị Tưởng thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Vì hoàn cảnh khó khăn, chồng chị Tưởng phải đi xuất khẩu lao động từ năm 2021.

Dùng xong lò vi sóng nên rút phích cắm điện không: Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn làm sai

Thứ 5, 31/10/2024 19:05
Thao tác rút phích cắm điện sau khi sử dụng lò vi sóng giúp tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn cho người dùng.

[Trên Ghế 34] Bị nói đi để quảng cáo cho VinFast, đoàn VF 8 chinh phục Tây Tạng nói gì?

Thứ 5, 31/10/2024 19:02
Nhận thấy các thử thách trong nước và Đông Nam Á đã quá dễ dàng với VinFast VF 8, nhóm chủ xe người Việt quyết định đưa mẫu xe điện tới Tây Tạng để mở rộng giới hạn của cả xe và người thay vì chỉ phục vụ mục đích quảng bá.
     
Nổi bật trong ngày

Bất ngờ với top 3 tựa game có rating cao nhất trên Steam trong năm, Black Myth: Wukong "thua" hai trò chơi vô danh

Thứ 4, 30/10/2024 11:00
Trong top 3, có lẽ các game thủ chỉ thuộc tên duy nhất Black Myth: Wukong mà thôi.

Thông tin mới vụ người phụ nữ bị chồng sắp cưới bạo hành suốt 13 tiếng khiến nạn nhân tổn thương sọ não

Thứ 4, 30/10/2024 12:57
Công an điều tra vụ người phụ nữ ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bị "chồng hờ" đánh đập suốt 13 tiếng đồng hồ, phải nhập viện cấp cứu.

Ảnh cưới xịn đét của Hoa hậu Khánh Vân: Nhan sắc cô dâu tháng 12 "đỉnh chóp", chú rể đích thân làm 1 việc chưa từng thấy

Thứ 4, 30/10/2024 15:01
Hoa hậu Khánh Vân và chồng nhiếp ảnh gia sắp chính thức về chung nhà, hôn lễ của cặp đôi được nhiều người "chấm hóng".

Ngày mai, nhiều nơi có mưa to

Thứ 4, 30/10/2024 16:57
Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, cơ quan khí tượng tiếp tục cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại khu vực trũng thấp ven sông, khu đô thị từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Dùng xong máy giặt có cần rút phích cắm điện ra không: Hóa ra bấy lâu nay nhiều người vẫn làm sai

Thứ 4, 30/10/2024 22:00
Bạn nên chú ý đến chi tiết này để tiết kiệm điện năng một cách đáng kể
xe.nguoiduatin.vn