Người cao tuổi thích có con cái để nương tựa nhưng họ luôn cảm thấy bất mãn nếu không có con cái bên cạnh trong những năm tháng tuổi già. Nhưng sống với con cái có thực sự tốt không? Bề ngoài, người cao tuổi có bạn đồng hành và chăm sóc, điều đó thật đáng ghen tị. Nhưng thực tế, việc người già sống với con cái cũng sẽ có những điểm bất lợi, không chỉ phải chăm sóc gia đình mà còn phải gánh trên vai trách nhiệm nặng nề trong việc nuôi dạy cháu nhỏ...
Điều quan trọng nhất là suy nghĩ của hai thế hệ rất khác nhau, người cao tuổi thường không thể hiểu được suy nghĩ của thế hệ trẻ. Còn con cái thì cảm thấy cha mẹ kiểm soát quá nhiều, liên tục tạo ra mâu thuẫn, khiến đôi bên khó chịu.
Bà Hà 69 tuổi ở Trung Quốc thẳng thắn nói: "Sau khi từ chối sống cùng con trai, tôi đã sống một tuổi già an nhàn và hạnh phúc".
Sự khác biệt thế hệ
Người phụ nữ họ Hà năm nay 69 tuổi, sống ở Quảng Đông Trung Quốc. Khi bà 60 tuổi, con trai ngỏ ý đón bà về sống cùng. Vừa để con trai chăm sóc mẹ, vừa để mẹ chăm sóc con dâu vừa sinh cháu lần đầu. Vợ chồng con trai bà lần đầu làm bố mẹ, chưa có kinh nghiệm, cần đi làm nên muốn mẹ già sống cùng để hỗ trợ.
Chồng bà Hà qua đời đã lâu, bà chỉ sống 1 mình nên cũng không có vướng bận gì. Hơn nữa, bà suy nghĩ, nếu sống cùng con trai bà sẽ bớt cô đơn, lại có thể gần gũi, chăm sóc cháu. Sau này, khi bà già yếu, con cái sẽ quan tâm, chăm sóc bà nhiều hơn.
Trước đây, bà và con dâu một năm chỉ gặp mặt vài lần trong dịp lễ tết, nên hầu nhưng không xảy ra vấn đề gì mâu thuẫn. Trong suy nghĩ của bà, con dâu tính tính hiền dịu, nhẹ nhàng, nên không lo khó hòa hợp.
Lúc đầu, tôi và con dâu khá vui vẻ nhưng thời gian trôi qua, mâu thuẫn nảy sinh. Sống cùng gia đình con trai, bà Hà trở nên bận rộn hơn. Bà vừa lo cơm nước vừa chăm sóc cháu nhỏ để vợ chồng con trai đi làm. Nhưng vì thói quen sinh hoạt, ăn uống khác biệt, nên không ít lần con dâu góp ý về cách nấu nướng, vệ sinh của bà Hà.
Hơn nữa, vợ chồng con trai con trẻ nên hay thức khuya. Vì thế bà Hà thường nhắc nhở về giờ giấc sinh hoạt của các con. Nhưng lần nào các con bà cũng tỏ ra khó chịu, cho rằng bà can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng, thậm chí tranh cãi. Bà Hà nghĩ, "tôi nhắc nhở vì chúng là con của tôi. Nếu không tôi đã chẳng quan tâm rồi".
Tổng thu nhập của vợ chồng con trai mỗi tháng khoảng 30.000 NDT (khoảng 101 triệu đồng). Đây là mức thu nhập cao, nhưng cặp đôi có thói quen chi tiêu rất hào phòng. Họ vẫn phải trả nợ vay ngân hàng mua nhà và mua xe ô tô. Nhưng con dâu thì có thói quen mua sắm rất thoải mái, thường xuyên mua đồ hiệu. Một chiếc túi xách giá đến vài triệu đồng, bà Hà thực sự không hiểu tại sao lại cần chi nhiều tiền như vậy. Bà góp ý nhiều thì con cái cũng không vui, mối quan hệ trong gia đình ngày càng căng thẳng.
Ở cùng các con hơn 6 tháng đầu, con dâu gửi bà Hà 4.000 NDT (khoảng 13 triệu đồng) để chi tiêu, sinh hoạt cho cả nhà. Tuy nhiên, vì có cháu nhỏ nên đôi khi số tiền phải chi còn nhiều hơn. Bà Hà phải tự bỏ tiền túi ra bù vào.
Về sau, con dâu chỉ đưa cho bà Hà 2.000 NDT mỗi tháng. Bà cũng không nói gì mà tự bỏ tiền lương hưu ra bù vào. Lương hưu của bà có khoảng 3.800 NDT (khoảng 13 triệu đồng), ở nhà con trai, con dâu thường xuyên mua quần áo mới cho bà. Vì thế bà không chi tiêu nhiều. Hơn nữa, bà Hà nghĩ ràng dù sao cũng là người một nhà, không đi đâu mà thiệt.
Tuy nhiên, mâu thuẫn gia đình càng ngày càng căng thẳng. Con trai luôn bảo vệ con dâu, khuyên bà không cần lo lắng nhiều và bớt can thiệp vào cuộc sống riêng của 2 vợ chồng.
Quyết định sống độc lập, bình yên
Bà Hà suy nghĩ lại, khi cháu được 3 tuổi, đến tuổi đi mẫu giáo, bà quyết định về quê. Lúc này, cháu đã lớn, con trai và con dâu có thể tự chăm sóc gia đình, không cần bà phải theo sát nữa. Bạn bè cho rằng bà Hà nên ở bên các con và tận hưởng cuộc sống. Còn hơn là về quê sống cuộc sống cô quảnh, lẻ loi. Tuy nhiên, theo bà Hà, cuộc sống ở nhà con trai được quây quần gần gũi với con chau. Nhưng bà thực sự không cảm thấy thoải mái, lại còn nhiều lo lắng, gánh nặng. Vì thế, bà quyết định sống 1 mình, tự lo cho bản thân.
Về quê, bà có cuộc sống độc lập, tự do làm những điều mình thích. Bà Hà vốn yêu văn học, viết lách, đặc biệt thích đọc tiểu thuyết. Vì thế, bà đã đầu tư rất nhiều thời gian cho sở thích này, cũng là để làm phong phú thêm cuộc sống của chính mình. Bà thường gửi những bài văn, câu chuyện mình viết đến tòa soạn báo, không ngờ lại có thể kiếm được thêm chút tiền.
Ngoài thời gian viết lách, bà Hà hẹn bạn bè tới uống trà, trò chuyện hoặc cùng nhau tập thể dục… Cuộc sống của bà thực sự đầy màu sắc vui vẻ mỗi ngày.
Ngẫm lại, bà Hà cảm thấy sau khi rời khỏi nhà con trai, bà đã được sống tuổi già an nhàn, thảnh thơi như mong muốn. Người già sống cùng con cái thường sẽ phát sinh những bất đồng trong sinh hoạt. Sự khác biệt về lối sống giữa các thế hệ có thể khiến họ cảm thấy khó chịu, tủi thân hơn.
Nhiều người có rằng, việc người già giúp đỡ con cái là đúng đắn, bởi dù sao đó cũng là con cháu mình. Nhưng theo quan điểm của bà Hà, việc giúp đỡ con cái nên có chừng mực, nằm trong khả năng của bản thân. Người già cũng không nên về lợi ích của con cái mà tiêu hết tiền lương hưu, bỏ quên nhu cầu của cá nhân mình.
Con cái trưởng thành cần tự chịu trách nhiệm với gia đình và tự lập với cuộc sống cá nhân. Cha mẹ già không thể hỗ trợ cả đời được. Người già cần học các buông bỏ để con cái mình tự trưởng thành.