Ông Kim Jong Un ra lệnh nóng ngày đầu năm 2024: Triều Tiên bỏ mục tiêu thống nhất, bước ngoặt xuất hiện?

Thứ 2, 01/01/2024 18:08
"Điều này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng cho Bán đảo Triều Tiên, Triều Tiên sẽ kịch liệt khước từ cành ô liu mà các chính phủ Hàn Quốc kế nhiệm đưa ra", bà Hoo nói với CNN.

Dấu mốc quan trọng

của Bán đảo Triều Tiên

Mới đây, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố, Triều Tiên sẽ không còn tìm cách hòa giải và thống nhất với Hàn Quốc. Ông Kim cho rằng quan hệ liên Triều đã trở thành "mối quan hệ giữa hai quốc gia thù địch và hai phía đối địch trong chiến tranh", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin.

"Đã tới lúc chúng ta phải thừa nhận thực tế và làm rõ mối quan hệ của chúng ta với Hàn Quốc", nhà lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng nếu Washington và Seoul tìm cách đối đầu quân sự với Bình Nhưỡng thì nước này sẽ không chần chừ tiến hành động thái răn đe hạt nhân.

Ngay ngày đầu năm mới 2024, ông Kim cũng lệnh cho quân đội Triều Tiên "hủy diệt" Mỹ và Hàn Quốc nếu bị gây hấn, sau khi cam kết tăng cường năng lực quốc phòng, CBS News dẫn KCNA cho biết.

Ông Kim Jong Un tuyên bố rủi ro đối đầu quân sự trên bán đảo liên Triều đang nhanh chóng trở thành hiện thực bởi hành động từ các đối thủ của Bĩnh Nhưỡng và điều này đòi hỏi đất nước "mài giũa thanh gươm quý báu" để tự vệ.

"Nếu đối thủ lựa chọn đối đầu quân sự... thì quân đội của chúng ta phải giáng một đòn chí mạng và hủy diệt hoàn toàn đối phương bằng cách huy động mọi phương tiện và tiềm lực mạnh mẽ nhất mà không chút chần chừ," KCNA trích lời Chủ tịch Kim Jong Un.

Ông Kim Jong Un ra lệnh nóng ngày đầu năm 2024: Triều Tiên bỏ mục tiêu thống nhất, bước ngoặt xuất hiện?- Ảnh 1.

Ông Kim Jong Un cho biết Triều Tiên sẽ tăng cường năng lực quốc phòng trong năm 2024. Ảnh: Nikkei

Hàn Quốc và Triều Tiên đã cắt đứt quan hệ từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 với một thỏa thuận đình chiến. Về bản chất, hai phía vẫn ở trong tình trạng chiến tranh nhưng chính phủ hai bên lâu nay vẫn hướng về mục tiêu thống nhất.

Tuần trước, KCNA đưa tin, ông Kim đã chỉ đạo cho quân đội cùng các lĩnh vực phòng thủ dân sự, vũ khí hạt nhân, đạn dược của Triều Tiên tăng cường chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu để đối phó với "các động thái đối đầu" từ phía Mỹ.

KCNA đã mô tả tình hình trên bán đảo Triều Tiên là "trầm trọng" và cho rằng mối quan hệ liên Triều đi tới điểm "cực hạn" là do Washington.

Hoo Chiew-Ping, học giả cấp cao tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế Đông Á (EAIR) CAUCUS, nhận định, những bình luận mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra về vấn đề thống nhất rất đáng chú ý.

"Điều này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng cho Bán đảo Triều Tiên, Triều Tiên sẽ kịch liệt khước từ cành ô liu mà các chính phủ Hàn Quốc kế nhiệm đưa ra", bà Hoo nói với CNN.

Theo bà Hoo, Bình Nhưỡng muốn tăng cường phát triển quan hệ với các đồng minh hiện tại như Trung Quốc và Nga, cùng một mạng lưới các quốc gia có thể tạo điều kiện cho Triều Tiên về phương diện tài chính.

"Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện bị loại khỏi tầm tiếp cận chiến lược của ông Kim", Hoo nói.

Ja Ian Chong, phó giáo sư khoa học chính trị tại trung tâm Carnegie Trung Quốc, cho rằng phát biểu của ông Kim "phản ánh thực tế rằng thống nhất không phải là khả năng ngắn hạn hay thậm chí là trung hạn (đối với Triều Tiên và Hàn Quốc)".

"Trong tình huống này, câu hỏi đặt ra là liệu không thống nhất có nghĩa là tiếp tục giữ nguyên hiện trạng hay Triều Tiên tin rằng họ cần hành động tích cực hơn để bảo vệ mình, hoặc thậm chí ngăn chặn những gì họ coi là nguy cơ xâm lược có thể xảy ra từ Hàn Quốc", Chong nói.

"Trường hợp thứ nhất thì có thể chấp nhận được dù Triều Tiên có tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ, vì họ giữ nguyên hiện trạng và tốt hơn việc tin tưởng vào khả năng thống nhất bằng vũ trang. Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, thì xung đột và thậm chí căng thẳng với Hàn Quốc và Đông Bắc Á có thể sẽ gia tăng".

Theo CBS News, nhiều chuyên gia cho rằng đụng độ quân sự ở quy mô nhỏ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên có thể sẽ xảy ra dọc theo biên giới giữa hai bên trong năm nay.

Vệ tinh do thám

Hồi tháng 11/2023, Triều Tiên cho biết họ đã đưa vệ tinh do thám đầu tiên vào quỹ đạo, sau nhiều lần thất bại.

Các nhà phân tích cho rằng, nếu tàu vũ trụ hoạt động, nó có thể tăng cường đáng kể năng lực quân sự của Triều Tiên, bao gồm cả khả năng nhắm mục tiêu chính xác hơn vào lực lượng của đối thủ.

Ông Kim Jong Un ra lệnh nóng ngày đầu năm 2024: Triều Tiên bỏ mục tiêu thống nhất, bước ngoặt xuất hiện?- Ảnh 2.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi vụ phóng tên lửa trinh thám. Ảnh: KCNA

Hàn Quốc gọi vụ phóng này là "vi phạm rõ ràng" vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (theo nghị quyết, Triều Tiên bị cấm sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo).

Hôm 31/12, KCNA cho biết Triều Tiên có kế hoạch tăng cường chương trình đó với ba vệ tinh do thám bổ sung trong năm mới.

"Dựa trên kinh nghiệm phóng và vận hành thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên vào năm 2023, nhiệm vụ phóng thêm ba vệ tinh trinh sát vào năm 2024 được tuyên bố nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khoa học và công nghệ vũ trụ", KCNA nhấn mạnh.

Trong năm 2023, Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bao gồm cả tên lửa tầm xa chạy bằng nhiên liệu rắn có tên Hwasong-18 vào tháng 12. Theo CNN, các chuyên gia quốc phòng và các nhà quan sát khu vực cho rằng chương trình tên lửa của Triều Tiên đã "trưởng thành".

"Mặc dù giống với nhiều quốc gia, Triều Tiên cũng có những thử nghiệm tên lửa thất bại, nhưng rõ ràng tổng thể thì mức độ tin cậy của tên lửa Triều Tiên là khá đáng nể", Jeffrey Lewis, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury nhận định.

Thi Anh

Cùng chuyên mục

Chuyên gia lo Nga-Trung lợi dụng 'tình hình mong manh' ở Nhà Trắng – Ông Trump: Họ nhìn Mỹ 'như trẻ con'

Thứ 7, 27/07/2024 07:25
Bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 24/7 không nhận được nhiều phản ứng từ các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhưng Trung Quốc và Nga đã gây ra một sự cố phòng không như một dự báo về những gì có thể xảy ra trong những tháng tới.

Bị hỏi thiếu tế nhị về bé Bôm khi đi siêu thị, Quốc Tuấn phản ứng ra sao?

Thứ 7, 27/07/2024 07:25
"Có người hỏi cháu bị làm sao vậy. Tôi luôn trả lời rằng cháu không sao hết, bố cháu sẽ chỉnh hình lại cho cháu, không vấn đề gì hết" – diễn viên Quốc Tuấn chia sẻ.

Hàng loạt các sự cố bảo mật của VNDirect, PVOil, VNPOST cảnh báo việc đánh cắp và lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân: Đâu là giải pháp cho doanh nghiệp?

Thứ 7, 27/07/2024 07:22
Tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân đang diễn ra phức tạp ở khắp nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Thực tế đó đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp phải chú trọng, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin phía người dùng hệ thống.

Cô gái thu nhập 100 triệu/tháng, chỉ tiêu 5 triệu/tháng, 27 tuổi mua nhà 3 tỉ và đặc biệt “tự tin trong hôn nhân”: Tất cả là nhờ TIẾT KIỆM!

Thứ 7, 27/07/2024 07:22
“Ưu điểm của việc tiết kiệm và có tài sản cố định khiến cho cuộc sống mình tự tin hẳn trong hôn nhân”.

Cô gái Bỉ gốc Việt tìm mẹ quê ở Hòa Bình, 30 phút sau đã có kết quả: "Cảm ơn mẹ vì sáng suốt cho con đi"

Thứ 7, 27/07/2024 07:21
Sau nhiều năm đau đáu về nguồn cội, Thủy không ngờ mình đã tìm được mẹ một cách siêu tốc chỉ với 30 phút.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn