Sống chung với nguồn nước nhiễm dầu suốt thời gian dài
Thời gian qua, Phóng viên TC Đời sống và Pháp luật liên tục nhận được phản ánh của các hộ dân trú tại thôn 4, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) về việc nguồn nước sinh hoạt của gia đình có dấu hiệu nhiễm xăng dầu, bốc mùi khó chịu. Sự việc kéo dài khiến người dân vô cùng lo lắng sức khỏe người thân bị ảnh hưởng.
Theo bà Phan Thị Hằng (49 tuổi), trú tại thôn 4, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, việc nguồn nước bị nhiễm xăng dầu gây mùi rất khó chịu xuất hiện đã lâu, sau đó gia đình có khoan thêm giếng ngầm nhưng vẫn "sặc" mùi dầu mỡ.
Nguồn nước ngầm "sặc" mùi dầu mỡ, người dân không dám sử dụng
Tuy nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng suốt thời gian dài vì địa phương chưa có nước máy. Càng ngày nguồn nước càng "sặc" mùi dầu mỡ, gia đình đành phải xin đất hàng xóm ở cách xa để khoan nước sử dụng sinh hoạt hằng ngày".
Tuy nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng suốt thời gian dài vì địa phương chưa có nước máy. Càng ngày nguồn nước càng "sặc" mùi dầu mỡ, gia đình đành phải xin đất hàng xóm ở cách xa để khoan nước sử dụng sinh hoạt hằng ngày".
Tuy nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng suốt thời gian dài vì địa phương chưa có nước máy. Càng ngày nguồn nước càng "sặc" mùi dầu mỡ, gia đình đành phải xin đất hàng xóm ở cách xa để khoan nước sử dụng sinh hoạt hằng ngày".
Tuy nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng suốt thời gian dài vì địa phương chưa có nước máy. Càng ngày nguồn nước càng "sặc" mùi dầu mỡ, gia đình đành phải xin đất hàng xóm ở cách xa để khoan nước sử dụng sinh hoạt hằng ngày".
Tuy nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng suốt thời gian dài vì địa phương chưa có nước máy. Càng ngày nguồn nước càng "sặc" mùi dầu mỡ, gia đình đành phải xin đất hàng xóm ở cách xa để khoan nước sử dụng sinh hoạt hằng ngày".
Bà Hồ Thị Hường (SN 1971), cùng trú tại thôn 4, xã Phúc Trạch, cho biết do lo sợ nguồn nước không an toàn ảnh hưởng tới sức khỏe,, gia đình bà đã không sử dụng nguồn nước này 2 năm qua mà phải xin dùng chung giếng nước hộ dân khác. Không chỉ nước ăn uống, ngay cả việc tắm, giặt, người dân cũng không dám dùng nước ở nhà vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo người dân địa phương, vào mua mưa nguồn nước nhiều nên có thể xin dùng chung giếng nhà hàng xóm, tuy nhiêm vào mùa khô, nguồn nước khan hiếm, nhiều người đành phải cắn răng bỏ tiền mua nước đóng chai về sử dụng. Sự việc kéo dài nhiều năm trời, khiến người dân vô cùng bức xúc, gửi đơn thư cầu cứu cơ quan chức năng.
Các giếng bị nhiễm dầu nằm rất gần cây xăng dầu Hà Tám
Nhận được phản ánh của người dân, ngày 20/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2893/VPUBND-BTCD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đống chí Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn Ngọc Lâm về việc kiểm tra giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng ngầm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của các hộ dân thôn 4 xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
Nhận được phản ánh của người dân, ngày 20/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2893/VPUBND-BTCD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đống chí Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn Ngọc Lâm về việc kiểm tra giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng ngầm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của các hộ dân thôn 4 xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
Nhận được phản ánh của người dân, ngày 20/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2893/VPUBND-BTCD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đống chí Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn Ngọc Lâm về việc kiểm tra giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng ngầm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của các hộ dân thôn 4 xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
Nhận được phản ánh của người dân, ngày 20/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình có công văn số 2893/VPUBND-BTCD truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đống chí Phó Chủ tịch Thường trực Đoàn Ngọc Lâm về việc kiểm tra giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước giếng ngầm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của các hộ dân thôn 4 xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch.
Tới ngày 2/7, Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, tiến hành kiểm tra thực tế và lấy 6 mẫu nước giếng của các hộ dân để phân tích mức độ ô nhiễm xăng dầu. Kết quả có 4 mẫu nước dưới đất bị nhiễm dầu ở mức bằng hoặc lớn hơn giới hạn định lượng của phương pháp thử nghiệm. Trong đó, mẫu nước của bà Phan Thị Hằng, bà Nguyễn Thị Đang và ông Trần Đức Thắng lớn hơn giới hạn định lượng là 1,0mg/l.
Người dân phải sống cảnh có giếng nước nhưng không thể sử dụng
Qúa trình kiểm tra thực địa, cơ quan chức năng nhận thấy khu vực các hộ dân phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước nằm rất gần cửa hàng xăng Hà Tám, thuộc Công ty TNHH xăng dầu Troóc đang hoạt động.
Quá trình kiểm tra thực địa, cơ quan chức năng nhận thấy khu vực các hộ dân phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước nằm rất gần cửa hàng xăng Hà Tám, thuộc Công ty TNHH xăng dầu Troóc đang hoạt động.
Theo báo cáo của Công ty TNHH xăng dầu Troóc, cửa hàng xăng dầu Hà Tám hoạt động từ năm 2003, trận lụt năm 2012 khiến bồn xăng dầu bị nghiêng, khoảng 4m3 xăng dầu tràn ra ngoài môi trường. Sau đó, Công ty TNHH xăng dầu Troóc đã tạm dừng kinh doanh 15 ngày để khắc phục sự cố bằng cách thay bồn chứa xăng, dầu mới, gia cố lại nền móng bể chứa bằng bê tông.
Từ tình hình trên, đoàn kiểm tra nhận định nguyên nhân nhiễm xăng dầu của các giếng trong khu vực liên quan đến sự cố tràn dầu của cây xăng Hà Tám thuộc Công ty TNHH xăng dầu Troóc.
Ngày 3/7, Công ty TNHH xăng dầu Troóc đã có văn bản cam kết, đồng ý phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ dân có đơn tại thôn 4 xã Phúc Trạch có giếng bị ô nhiễm, để bàn bạc, thống nhất phương án và hỗ trợ kinh phí khoan giếng mới nhằm cung cấp nguồn nước cho người dân.
Vẫn chưa giải quyết dứt điểm
Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu Công ty TNHH xăng dầu Troóc kịp thời xử lý, kiểm tra bồn chứa và bàn bạc thống nhất phương án hỗ trợ người dân. Yêu cầu chính quyền địa phương chủ trì làm việc với các bên liên quan, thỏa thuận phương án hỗ trợ người dân khoan giếng mới phục vụ sinh hoạt. Yêu cầu UBND huyện Bố Trạch kiểm tra, đôn đốc UBND xã Phúc Trạch và Công ty TNHH xăng dầu Troóc và các hộ dân thực hiện các nội dung trên.
Sau gần 4 tháng nhận được công văn chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện sự việc người dân phản ánh vẫn chưa được các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm.
Theo UBND xã Phúc Trạch, sau khi nhận được chỉ đạo xử lý, địa phương đã tổ chức buổi làm việc giữa các bên liên quan để thống nhất phương án xử lý, tuy nhiên phía cây xăng Hà Tám vẫn chưa có phương án hỗ trợ người dân. UBND xã Phúc Trạch đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Bình, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện có phương án để phối hợp, chỉ đạo UBND xã để có phương án xử lý.
Theo UBND huyện Bố Trạch, quan điểm của lãnh đạo huyện là kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường dưới bất cứ hình thức nào. Sự việc ô nhiễm cạnh cây xăng dầu Hà Tám, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện tiếp tục kiểm tra, xử lý dứt điểm cho người dân.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, người dân nơi đây tiếp tục sống cảnh khổ sở, bất an vì có nước mà không dám sử dụng...
Đình Tuấn