Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Thứ 7, 06/01/2024 20:53
Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Everest - thuộc dãy Himalaya vĩ đại ở Nam Á - là đỉnh núi cao nhất thế giới (trên cạn), cao 8.849 mét, theo dữ liệu từ Bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica.

Nằm dọc theo vành đai Tây Tạng và Nepal, ngọn núi cao nhất thế giới vẫn chưa được con người biết đến cho đến năm 1852, khi các nhà khảo sát phát hiện ra nó trong quá trình lập bản đồ Ấn Độ cho chính phủ Anh. 

Từ đó cho đến nay, đã qua 172 năm nhưng chưa có đỉnh núi nào xô đổ kỷ lục của Everest. Điều này có nghĩa là, chúng ta không tìm thấy ngọn núi (trên cạn) nào trên Trái đất cao quá 10.000 mét.

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?- Ảnh 1.

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới và cũng là điểm cao nhất Trái đất.

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi (trên cạn) nào cao hơn 10.000m, điều gì đã ngăn cản những ngọn núi trên hành tinh của chúng ta cao mãi? Câu hỏi này khiến không ít người bối rối.

Trong suốt lịch sử loài người, các nhà thám hiểm và các nhà khoa học vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm câu trả lời nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học hiện đại đã cho chúng ta một số manh mối để hiểu rõ hơn vì sao chiều cao của các ngọn núi lại bị hạn chế như thế.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Trái đất là một hệ sinh thái tự cân bằng. Các hiện tượng và quy luật tự nhiên khác nhau trên hành tinh tương tác với nhau và duy trì trạng thái cân bằng độc đáo. Trạng thái cân bằng này không chỉ thể hiện ở tính đa dạng, ổn định của sinh quyển mà còn ở thành phần và sự vận động của khí quyển. Sở dĩ độ cao của ngọn núi bị hạn chế chính xác có liên quan đến trạng thái cân bằng này.

Theo các nhà khoa học, có 3 yếu tố kìm hãm sự phát triển của các ngọn núi trên cạn, bao gồm:

Yếu tố thứ nhất: Điều kiện địa chất

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều ngọn núi hình thành do sự chuyển động của lớp bề mặt Trái đất, được gọi là kiến tạo mảng. 

Lớp vỏ Trái đất có đặc điểm biến dạng dẻo ở một mức độ nhất định, áp suất vượt quá giới hạn chịu đựng của nó sẽ gây ra các vết nứt hoặc động đất ở lớp vỏ này. Điều này phần nào khiến ngọn núi sụp đổ hoặc hư hại một phần.

Lý thuyết này mô tả lớp vỏ Trái đất có tính di động và năng động, được chia thành các phần/mảng lớn di chuyển theo thời gian. Khi hai tấm va chạm vào nhau, lực tác động sẽ buộc vật liệu từ các cạnh tiếp xúc của chúng di chuyển lên trên. Đây là cách dãy núi Himalaya ở châu Á, bao gồm cả đỉnh Everest, được hình thành.

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?- Ảnh 2.

Hình minh họa.

Do lớp vỏ Trái đất được tạo thành từ các lớp đá khác nhau và các lớp đá khác nhau lại có độ bền và độ ổn định khác nhau. Chiều cao của các đỉnh núi bị hạn chế vì lớp vỏ Trái đất không thể chịu được sự tích tụ của đá ở một độ cao nhất định.

Có một số ngọn núi hình thành theo những cách khác. Ví dụ, những ngọn núi lửa hình thành từ đá nóng chảy phun trào xuyên qua lớp vỏ hành tinh và bắt đầu chồng chất lên nhau. 

Nhưng dù núi được hình thành như thế nào thì cuối cùng chúng cũng trở nên quá nặng và không chịu nổi trọng lực - đây là yếu tố thứ hai kéo lại chiều cao của các ngọn núi.

Yếu tố thứ hai: Trọng Lực 

Núi là những thứ rất nặng, và trên Trái đất, các lực tạo nên chúng phải chiến đấu chống lại trọng lực luôn cố gắng kéo chúng xuống. Tại một thời điểm nào đó, ngọn núi trở nên quá nặng và khối lượng của chính nó ngăn cản quá trình phát triển đi lên do sự va đập của hai mảng kiến tạo.

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?- Ảnh 4.

Hình minh họa về trọng lực.

Khi độ cao của ngọn núi tăng lên, các vật liệu tự nhiên cũng sẽ chịu lực hấp dẫn ngày càng tăng của Trái đất. Khi lực hấp dẫn của vật liệu vượt quá lực dính của chính vật liệu đó, ngọn núi sẽ sụp đổ hoặc bị hư hại về hình thái. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta chỉ nhìn thấy một số đỉnh núi phù hợp với quy luật ổn định về mặt địa chất trên bề mặt Trái đất và có rất ít ngọn núi cao trên 10.000 mét.

Nói cách khác, nếu Trái đất có ít trọng lực hơn thì những ngọn núi trên đó sẽ cao hơn. Đó thực sự là những gì đã xảy ra trên sao Hỏa, nơi những ngọn núi cao hơn nhiều so với núi trên hành tinh của chúng ta. Đó là do trọng lực trên sao Hỏa chỉ bằng 1/3 trọng lực Trái đất.

Olympus Mons của sao Hỏa, ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời, có độ cao 25.000 m, cao hơn gấp gần ba lần so với đỉnh Everest.

Yếu tố thứ ba: Sông ngòi

Thoạt nhìn, các con sông có vẻ là cho những ngọn núi cao hơn - do nước và dòng chảy làm xói mòn vật chất, tạo ra những kẻ hở sâu gần chân núi. Tuy nhiên, theo thời gian, quá trình xói mòn diễn ra không ngừng có thể gây ra các vụ sạt lở, từ đó làm hạn chế sự phát triển của núi.

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?- Ảnh 6.

Hình minh họa.

Everest thường được coi là đỉnh núi cao nhất Trái đất ở trên cạn, nhưng vẫn có những ứng cử viên khác cho danh hiệu "ngọn núi cao nhất thế giới". Mauna Kea, một ngọn núi lửa ngừng hoạt động ở Hawaii, là ngọn núi cao nhất thế giới NẾU tính từ chân núi của nó - nằm sâu dưới Thái Bình Dương - đến đỉnh. 

Tổng chiều cao từ chân núi đến đỉnh núi của Mauna Kea là 10.210 mét, cao hơn đỉnh Everest.  Nhưng chân núi Mauna Kea nằm ở độ sâu 6.000 mét dưới mực nước biển và đỉnh của nó ở độ cao 4.205 mét so với mực nước biển. Do đó, khi đo từ mực nước biển, đỉnh Everest lại cao hơn Mauna Kea hơn 2 lần, và đỉnh Everest là điểm cao nhất thế giới.

Những ngọn núi như Mauna Kea tuy là vật nặng nhưng chúng vẫn có sức nổi và biển đang gánh một phần trọng lượng cho nó. 

Trong Hệ Mặt trời, sao Kim có lực hấp dẫn ít hơn Trái đất một chút, nhưng do sức nóng khổng lồ của hành tinh vốn được mệnh danh là "địa ngục" này nên nó dễ làm nóng chảy những vật liệu vốn xây dựng nên những ngọn núi cao.

Tham khảo: Livescience, ABL, Earthscience


Trang Ly

Cùng chuyên mục

Người dân tích trữ cho bão Yagi: Vì sao 2 loại rau củ giàu dinh dưỡng này bị ‘bỏ rơi’?

Chủ nhật, 08/09/2024 06:45
Hình ảnh 2 loại rau củ tại siêu thị bị "ngó lơ"trong khi các mặt hàng khác gần như “cháy hàng” không chỉ gây thắc mắc cho cộng đồng mạng mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về tâm lý tiêu dùng và quan niệm ăn uống của người Việt trong những ngày thiên tai.

Chồng nạn nhân bị cây đè tử vong ở Hà Nội: "Tôi dặn vợ nếu mưa to quá thì mai hãy về"

Thứ 7, 07/09/2024 22:03
Khi được báo vợ và em trai gặp tai nạn, anh Linh vẫn mong là có sự nhầm lẫn. Nhưng khi tới bệnh viện, người chồng đau xót nhận tin vợ đã không qua khỏi.

Mang "bụng bia" vào sân, Rooney vẫn trình diễn tuyệt kỹ khiến các đàn em tại MU phải ngước nhìn

Thứ 7, 07/09/2024 21:54
Dù đã giải nghệ khá lâu, Rooney vẫn giữ được phẩm chất kỹ thuật đặc biệt.

Khi có gió to nên đóng hay mở cửa kính: Rất nhiều người đang hiểu sai

Thứ 7, 07/09/2024 21:34
Xử lý đúng sẽ giúp hạn chế được thiệt hại về tài sản trong nhà vào những ngày mưa bão đi kèm gió lớn.

Tìm ra mối liên hệ bất ngờ giữa tính cách và tuổi thọ: Người hướng nội hay hướng ngoại, ai có khả năng sống thọ hơn?

Thứ 7, 07/09/2024 21:00
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính cách và tuổi thọ, cho thấy phần lớn người sống thọ đều mang nhiều đặc điểm như lạc quan, cởi mở, thích kết nối mối quan hệ xã hội…
     
Nổi bật trong ngày

Game thủ Việt đua nhau mua Black Myth: Wukong "offline" với mức giá... siêu rẻ

Thứ 7, 07/09/2024 10:10
Rất nhiều người đang lựa chọn sử dụng Black Myth: Wukong phiên bản "offline" với mức giá rất phải chăng này.

140 triệu người xem "kính chiếu yêu" bóc Triệu Lộ Tư "dao kéo", Lưu Diệc Phi lão hoá ở sự kiện xa xỉ

Thứ 7, 07/09/2024 14:55
Không hẹn mà gặp, cả Lưu Diệc Phi và Triệu Lộ Tư đều bị "kính chiếu yêu" cam thường hé lộ nhan sắc thật khác với ảnh tự đăng.

VFF từng phải hoãn trận Việt Nam – Thái Lan vì trận mưa lụt lịch sử 16 năm trước

Thứ 7, 07/09/2024 20:55
Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 1/11/2008. Tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lớn và ngập lụt, VFF phải lùi lịch lại đến 2 tuần sau.

Cấm 100.000 tài khoản hack cheat mỗi tháng, bom tấn một thời vẫn bị tàn phá nặng nề, sắp sụp đổ "nối gót" PUBG

Thứ 7, 07/09/2024 10:20
Sau PUBG, lại chuẩn bị có thêm một tựa game sinh tồn nữa bị tàn phá nặng nề bởi vấn nạn hack cheat.

Thịt, rau để được trong tủ lạnh bao lâu? Nhiều người mua về tích trữ nhưng không hề biết

Thứ 7, 07/09/2024 15:10
Thực tế việc tích trữ quá nhiều, quá lâu lượng rau, thịt trong tủ lạnh không hề tốt như một số người vẫn nghĩ.
xe.nguoiduatin.vn