Trung Quốc công bố loạt quy định mới để bảo vệ “kho báu” cả thế giới săn tìm: Hình phạt cực kỳ nghiêm khắc

Thứ 3, 02/07/2024 13:40
Những quy định của Trung Quốc sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/10.

"Kho báu" được Trung Quốc quyết tâm bảo vệ là đất hiếm.

Chính phủ Trung Quốc mới đây công bố một loạt quy định mới nhằm thắt chặt quản lý sản xuất đất hiếm, nguyên tố đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc đua công nghệ trên toàn cầu.

Theo SCMP, những quy định mới được Trung Quốc ban hành có liên quan đến việc khai thác, nung chảy và kinh doanh đất hiếm. Vì đất hiếm là tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước, do đó Chính phủ Trung Quốc sẽ giám sát sự phát triển của ngành này.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất trên thế giới, chiếm gần 90% sản lượng tinh chế toàn cầu. Trên thực tế, đất hiếm là tài nguyên quan trọng, được cả thế giới tìm kiếm. Theo đó, vào hồi tháng 5/2024, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua tham vọng sẽ tiến hành nội địa hóa được sản xuất vật liệu này vào năm 2030. Bởi nhu cầu đất hiếm của EU dự báo sẽ tăng gâp 6 lần trong thập kỷ này và gấp tới 7 lần đến năm 2050.

Để cải thiện việc giám sát chuỗi công nghiệp, các cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ phối hợp và quan lý hoạt động khai thác, tinh chế quặng, đảm bảo có thể truy xuất về nguồn gốc của sản phẩm.

Các quy định mới của Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10. Trung Quốc sẽ lập một hệ thống để theo dõi thông tin đất hiếm. Theo đó, những doanh nghiệp tham gia khai thác, nung chảy, phân tách, xuất khẩu đất hiếm phải có quy trình tương tự, ghi nhận về sự trung thực trong các bước và nhập thông tin vào hệ thống quốc gia. Theo những quy định mới, lượng khai thác và tinh chế đất hiếm sẽ được xác định bởi những yếu tố, bao gồm trữ lượng tài nguyên, phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường và nhu cầu thị trường.

Trung Quốc công bố loạt quy định mới để bảo vệ “kho báu” cả thế giới săn tìm: Hình phạt cực kỳ nghiêm khắc- Ảnh 1.

Công nhân vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại một cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Quy định mới của Trung Quốc nhấn mạnh bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào liên quan tới đất hiếm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Các công ty vi phạm quy định về khai thác và chế biến đất hiếm có thể bị phạt từ 5 – 10 lần số tiền thu được bất hợp pháp.

Số tiền phạt có thể lên tới 5 triệu nhân dân tệ (687.000 USD) nếu số tiền thu được bất hợp pháp của họ dưới 500.000 NDT. Các công ty tham gia khai thác, tinh chế và xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm phải ghi lại "dòng chảy" của sản phẩm và cập nhật hệ thống thông tin theo dõi để đảm bảo có thể truy xuất được.

Vi phạm các quy định này có thể bị phạt tới 200.000 NDT (tương đương 27.500 USD) và những người không khắc phục thiếu sót khi được yêu cầu có thể bị phạt tới 1 triệu NDT (hơn 137.500 USD).

Nguồn cung đất hiếm có thể thiếu hụt, giá gia tăng mạnh

Trung Quốc công bố loạt quy định mới để bảo vệ “kho báu” cả thế giới săn tìm: Hình phạt cực kỳ nghiêm khắc- Ảnh 3.

Trung Quốc siết chặt về kiểm soát đất hiếm. Ảnh: VCG

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu công nghệ là nam châm đất hiếm và chiết xuất, phân tách đất hiếm. Trong một báo cáo vào tháng 11/2023, cơ quan chống gián điệp hàng đầu của Trung Quốc đã nêu bật đất hiếm chính là tài nguyên khoáng sản chiến lược "có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia". Từ năm 2023, Trung Quốc cũng đã hạn chế xuất khẩu germanium và gallium, những nguyên tố dùng phổ biến trong việc sản xuất chip, với lý do nhằm bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.

Theo các chuyên gia, các quy định mới của Trung Quốc làm thổi bùng lo ngại về giới hạn nguồn cung đất hiếm có thể làm gia tăng căng thẳng với phương Tây, nhất là Mỹ. Từ đó, nguồn cung đất hiếm trên thế giưới có thể bị thiếu hụt, giá gia tăng mạnh. Trên thực tế, thời gian qua, Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đã và đang dùng kinh tế để gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc vẫn phủ nhận điều này.

Mặt khác, Trung Quốc siết quản lý đất hiếm diễn ra trong bối cảnh EU công bố về kế hoạch tăng thuế với xe điện của nước này vào đầu tháng 6 vừa qua. Hiện nay, Trung Quốc và EU đang trong qúa trình đàm phán lại về việc này. Hai bên hiện vẫn còn nhiều thời gian vì việc tăng thuế có hiệu lực hoàn toàn vào tháng 11 sắp tới. Tuy nhiên, sau đó hoạt động này lại dần chuyển ra nước ngoài.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), đất hiếm bao gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong gần như mọi sản phẩm, từ xe điện, sản xuất chất bán dẫn cho đến thiết bị quân sự (như tia laser, tên lửa...). Trong giai đoạn từ 1960 – 1980, Mỹ là quốc gia sản xuất đất hiếm hàng đầu trên thế giới. Ước tính trữ lượng đất hiếm của thế giới hiện nay là khoảng 120 triệu tấn.

Theo công bố của USGS năm 2022, 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất trên thế giới, bao gồm: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).

Đất hiếm ở Việt Nam phân bố chủ yếu tại vùng Tây Bắc. Đây cũng là khu vực có những mỏ đất hiếm đã được thăm dò và xác định giá trị kinh tế.

Bài tham khảo nguồn: SCMP, Reuters, USGS

Minh Hằng

Cùng chuyên mục

25 tuổi đi làm bị AI thay thế, chuyển sang nghề dắt thú cưng đi dạo, sửa chữa điều hoà: Không có kỹ năng này, bạn sẽ bị đào thải!

Thứ 5, 04/07/2024 15:34
Những tài năng quý hiếm là những người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Sir Alex Ferguson: "Ronaldo không cần thêm danh hiệu để chứng minh mình vĩ đại"

Thứ 5, 04/07/2024 15:32
Sir Alex Ferguson – cựu HLV huyền thoại của Man Utd đồng thời là thầy của Ronaldo, đã hết lời khen ngợi cậu học trò cũ.

62 tuổi, nghỉ hưu tôi mới biết dùng 50% tiền tiết kiệm đổi thành 4 THỨ này – Cuộc sống nâng cấp, sức khoẻ dẻo dai, tinh thần phấn chấn

Thứ 5, 04/07/2024 15:30
Người vừa có thể tiêu tiền vừa kiếm được tiền là người hạnh phúc nhất, vì người đó được hưởng hai loại hạnh phúc.

Rơi "bộ lọc" khi đang livestream, hot girl gợi cảm bất ngờ biến hóa nhan sắc khác lạ

Thứ 5, 04/07/2024 15:23
Nhan sắc của cô nàng hot girl này đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong suốt những ngày sau đó.

Đăng video "tảng đá có hình người, giống ông Thích Minh Tuệ", 2 Youtuber bị xử phạt

Thứ 5, 04/07/2024 15:17
Theo đó, mỗi người bị phạt 5 triệu đồng về hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật trên không gian mạng.
     
Nổi bật trong ngày

Người phụ nữ hôn mê, phải chạy thận cấp cứu sau khi ăn chuối: Bác sĩ chỉ ra 1 sai lầm "chí mạng"

Thứ 4, 03/07/2024 06:28
Chuối là loại quả bổ dưỡng, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ có thể gây hại sức khỏe. Trường hợp của bệnh nhân nữ (60 tuổi) ở Đài Loan, Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Bất ngờ vụ taxi "drift" trước BX Mỹ Đình: Tài xế nổ máy, kẻ lạ lấy xe phóng đi

Thứ 4, 03/07/2024 07:08
Lợi dụng tài xế taxi vẫn nổ máy, C. lên xe điều khiển chạy ngược chiều, lòng vòng, "drift" gây mất trật tự công cộng trên đường Phạm Hùng và khu vực Bến xe Mỹ Đình.

PGĐ Bệnh viện Vạn Hạnh: Nỗi lo khi Tế bào gốc bị thổi phồng thành chữa bách bệnh và 'nguyên tắc' trong kinh doanh y tế

Thứ 4, 03/07/2024 08:19
Là thế hệ đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vào thực tế chữa bệnh tại Việt Nam, cho đến nay khi ngành này trở thành một 'mảnh đất màu mỡ', TS.BS Lê Thị Bích Phượng nói về nỗi đau chung của ngành y khi có nhiều doanh nghiệp quảng cáo tế bào gốc có thể chữa bách bệnh.

Chưa ra mắt, Zenless Zone Zero đã đạt thành tích siêu khủng, đủ sức khiến cả hai người “đàn anh” phải “thèm thuồng”

Thứ 4, 03/07/2024 10:37
Tân binh nhà miHoYo quả thực là một “cú nổ” trong mùa hè năm nay.

87 tuổi, chồng qua đời, thú cưng cũng chết sau 18 năm bầu bạn, bà lão lo âu: ‘Tôi sợ qua đời trong cô độc!’

Thứ 4, 03/07/2024 11:44
Khu dân cư từng tràn ngập tiếng cười đùa của trẻ con nhưng đến nay chỉ còn người già ở lại, điều này khiến họ vô cùng lo lắng về tương lai phải qua đời trong cô độc của mình.
xe.nguoiduatin.vn