Trường học ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường

Thứ 6, 13/09/2024 03:41
Hiệu trưởng THPT Trường Chinh, cho biết nhà trường không cấm học sinh mang điện thoại nhưng các em không được sử dụng trong khuôn viên của trường, kể cả giờ ra chơi.

Báo Công lý cho biết, theo quy định hiện nay, học sinh không được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Tuy nhiên, hình ảnh học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học vẫn phổ biến. Thực tế cho thấy, sau thời gian nghỉ hè và sử dụng điện thoại di động như một thói quen thì vào năm học mới, các thầy cô khá vất vả trong việc kiểm soát học sinh dùng thiết bị này.

Điều mà xã hội quan tâm là trường học và gia đình quản lý việc các em sử dụng như thế nào để không xao nhãng học tập hay rơi vào những tình huống mất an toàn trên thế giới mạng.

Vậy đâu là giải pháp để học sinh vừa có thể khai thác tiện ích của công nghệ trong học tập, vừa đảm bảo không lệ thuộc điện thoại?

Hiện nhiều trường đã áp dụng nhiều giải pháp khá hiệu quả, giúp các em học sinh không bị lệ thuộc điện thoại khi đến trường. Như Trường THPT Trường Chinh (quận 12, TP.HCM) không cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường.

Chia sẻ trên báo Dân trí, ông Trịnh Duy Trọng, Hiệu trưởng THPT Trường Chinh, cho biết nhà trường không cấm học sinh mang điện thoại nhưng các em không được sử dụng trong khuôn viên giáo dục của trường, kể cả giờ ra chơi.

Trường học ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường. Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ.

Trường học ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường. Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ.

Trường THPT Trường Chinh có sân trong và sân trước. Học sinh được sử dụng điện thoại ở sân trước, là khu vực để xe trong lúc tan học. Còn khi đã bước vào sân bên trong là không được tùy tiện sử dụng điện thoại, chỉ trừ những tiết học giáo viên yêu cầu học sinh mới được sử dụng.

Quy định này được nhà trường áp dụng từ năm học 2023-2024. Theo vị hiệu trưởng, những ngày đầu đưa ra chính sách mới này, nhiều học sinh bày tỏ sự phản đối bởi các em đã quen sử dụng điện thoại và bị lôi cuốn bởi các ứng dụng trong đó. Ngược lại, cha mẹ học sinh lại vô cùng ủng hộ chủ trương này.

Cũng theo ông Trọng, từ chủ trương trên Trường THPT Trường Chinh truyền thông đến học sinh giờ ra chơi các em cần vận động, trò chuyện, giao lưu, vui chơi với bạn bè để phát triển kỹ năng, tạo mối quan hệ...

"Lúc đầu, cũng nhiều em không đồng tình nhưng trong quá trình thực hiện bản thân học sinh đã thấy được những tích cực. Không sử dụng điện thoại, học sinh có thời gian tương tác, vui chơi với nhau, tham gia các hoạt động tập thể... Trong buổi đối thoại cùng học sinh trong năm học qua, các em đã bày tỏ những hiệu ứng tích cực", ông Trịnh Duy Trọng thông tin. 

Cùng chủ trương trên, Trường THPT Trường Chinh cũng tổ chức nhiều sân chơi, các hoạt động vận động, trò chuyện, giao lưu,... để các em phát triển kỹ năng, tương tác với bạn bè, thầy cô.

Vị hiệu trưởng chia sẻ từ khi thực hiện quy định trên, học sinh không còn cảnh "tụm năm tụm ba", cắm cúi vào điện thoại trong giờ ra chơi. Thay vào đó, sân trường đông học sinh hơn, các em chơi thể thao rất nhiều.

Trong khi đó, Trường tiểu học, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm (TP.HCM) cho học sinh sử dụng điện thoại có kiểm soát.

"Cấm tuyệt đối sẽ gây ức chế cho các em. Trong giai đoạn chuyển đổi số, nhiều tiết học yêu cầu học sinh phải sử dụng điện thoại để làm việc nhóm, ghi hình... Vì vậy trường chúng tôi cho phép học sinh mang điện thoại đi học nhưng khi vào trường phải nộp cho bảo vệ hoặc giáo viên chủ nhiệm", ông Tưởng Nguyên Sự, hiệu trưởng nhà trường, cho hay.

Mỗi lớp ở trường này có một tủ để điện thoại của học sinh. Những tiết học có sử dụng điện thoại, giáo viên chủ nhiệm sẽ phát cho học sinh vào đầu tiết, hết tiết thu lại.

Theo ông Sự, mặc dù đã có quy định và khi thực hiện nhà trường cũng khá linh hoạt chứ không cứng nhắc. Ví dụ trong ngày có thể học sinh lấy điện thoại để gọi cho cha mẹ có việc cần thì giáo viên chủ nhiệm vẫn đáp ứng.

Sau khi học sinh gọi xong vẫn nộp lại điện thoại rồi cuối giờ mới nhận mang về. Quy định trên được đa số phụ huynh ủng hộ và đồng tình.

"Trường chúng tôi cũng đã thực hiện từ nhiều năm nay như thế. Tuy nhiên học sinh không phải em nào cũng làm theo. Có em mang theo hai cái điện thoại, một cái nộp cho giáo viên và giữ lại một cái để sử dụng. Do đó ngoài quy định thì các giáo viên vẫn phải để mắt, kiểm tra, nhắc nhở để các em tuân thủ", ông Sự nói thêm.

Có ý kiến cho rằng, không nên và không thể cấm học sinh đem điện thoại đến trường được, chúng ta không nên cấm khi không quản lý được nhưng cần có giải pháp, quy định hướng dẫn giáo dục học sinh sử dụng điện thoại sao cho đúng.

Vậy để giúp các em có kỹ năng sử dụng điện thoại khai thác kiến thức trong giờ học và giải tỏa băn khoăn của thầy cô, phụ huynh, học sinh, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn quy định thực hiện việc này một cách thống nhất chung trong cả nước.

Việc cho phép học sinh đem và sử dụng điện thoại trong giờ học là tiếp cận sự tiến bộ khoa học là xu thế chung, không nên cấm như trước đây. Tất nhiên với quy định của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép, ban đầu không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng vì những hệ lụy nói trên. Nhưng tin rằng khi thực hiện với những quy định chặt chẽ, khoa học thì việc sử dụng điện thoại trong giờ học nói riêng dần đi vào nền nếp, tiết học thêm sinh động hấp dẫn hiệu quả, giảm bớt nỗi lo lắng của phụ huynh và thầy cô khi cho học sinh đem điện thoại đến trường.

Cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay ngày 6/10: Hà Nội cuối tuần nắng đẹp, miền Trung mưa lớn

Chủ nhật, 06/10/2024 05:45
Thời tiết hôm nay ngày 6/10/2024 mới nhất. Cập nhật tin tức thời tiết hôm nay, dự báo thời tiết ngày 6/10/2024 trên Đời sống & Pháp luật.

Tin thời sự mới ngày 6/10: Lại xảy ra động đất 4,1 độ richter ở Kon Tum

Chủ nhật, 06/10/2024 05:30
Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 6/10/2024. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 6/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống 6/10/2024: Hãi hùng phát hiện vắt rừng còn sống trong mũi

Chủ nhật, 06/10/2024 05:25
Tin tức đời sống mới nhất ngày 6/10/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 6/10/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày 6/10: Xe ben mất lái lao vào xe du lịch

Chủ nhật, 06/10/2024 05:00
Tin tức tai nạn giao thông mới nóng nhất 24h qua. Cập nhật tin tức tai nạn giao thông mới nhất ngày 6/10/2024 trên Đời sống & Pháp luật.

Có nên trồng cây dâu tằm trước nhà?

Thứ 7, 05/10/2024 12:37
Quyết định có nên trồng cây dâu tằm trước nhà hay không phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người.
     
Nổi bật trong ngày

Củ dền - "bảo bối" cho người huyết áp cao nhưng ai không nên ăn?

Thứ 7, 05/10/2024 07:05
Củ dền không chỉ là nguyên liệu cho những món ăn ngon miệng mà còn được ví như "bảo bối" cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị huyết áp cao.

Đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thứ 7, 05/10/2024 08:37
Hành vi đu bám vào phương tiện đang chạy rất nguy hiểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Vụ 13 học sinh Thanh Oai nghi ngộ độc thực phẩm: Không phải do nước ngọt

Thứ 7, 05/10/2024 09:52
Liên quan đến vụ 13 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước ngọt.

Nhận định soi kèo trận Brentford vs Wolves Premier League, 21h ngày 5/10: Bắt nạt "bày sói"

Thứ 7, 05/10/2024 11:51
Nhận định soi kèo trận Brentford vs Wolves vào lúc 21h ngày 5/10 trong khuôn khổ vòng 7 Ngoại hạng Anh 2024/25.

Hai chị em họ 5 tuổi và 9 tuổi "mất tích" ở TP.HCM được tìm thấy ở đâu?

Thứ 7, 05/10/2024 02:17
Hai chị em họ 5 tuổi và 9 tuổi được cho là mất tích ở TP.HCM đã được lực lượng chức năng đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội.
xe.nguoiduatin.vn