Vì sao uống sữa tươi bị tiêu chảy?

Thứ 3, 24/09/2024 10:24
Nếu bạn bị tiêu chảy mỗi lần sau uống sữa, có thể là một tình trạng do cơ địa. Không dung nạp lactose và dị ứng sữa có thể là thủ phạm gây ra tiêu chảy.

Vì sao uống sữa tươi bị tiêu chảy?

Sữa rất phổ biến và có đa dạng sản phẩm phù hợp nhiều đối tượng, kể cả những người cần ăn kiêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng uống sữa vì hiện tượng đau bụng, tiêu chảy có thể gặp ở một số người. Bạn cũng bị tiêu chảy khi uống sữa nhưng không biết lý do vì sao?

Vì sao uống sữa tươi bị tiêu chảy?

Vì sao uống sữa tươi bị tiêu chảy?

Uống sữa tươi bị tiêu chảy do không dung nạp

LactoseLactose là loại đường đôi xuất hiện nhiều trong sữa (cả sữa mẹ và sữa bò). Đường lactose khi vào đến ruột non sẽ được men lactase phân chia thành 2 loại đường đơn (galactose và glucose) hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, đường lactose và men lactase không cân xứng (lượng lactose nhiều vượt ngưỡng khả năng tiêu hóa của men lactase) thì sẽ dẫn tới tình trạng kém hấp thu lactose, gây ra các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi và đi ngoài lỏng (tiêu chảy). 3 triệu chứng này gọi là tình trạng không dung nạp lactose.

Triệu chứng khó chịu trên thường diễn ra từ 15 phút đến vài giờ sau khi dùng các sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose (sữa tươi, sữa chua, sữa đóng hộp...). Tùy vào lượng lactose đưa vào cơ thể và tình trạng cơ địa của người dùng mà triệu chứng đau bụng, tiêu chảy sẽ diễn ra với mức độ khác nhau.

Mặc dù tình trạng này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất ở trẻ nhỏ, dễ nhiễm trùng do giảm sức đề kháng.

Uống sữa tươi bị tiêu chảy do dị ứng sữa

Dị ứng sữa là tình trạng xảy ra khi cơ thể có phản ứng với một loại protein có trong sữa (như chất whey hoặc casein) và gây ra tình trạng tiêu chảy. Sữa của bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng này, nhưng sữa bò là nguyên nhân phổ biến nhất.

Các phản ứng như khó thở, nôn, nổi mề đay... sẽ xuất hiện trong khoảng từ 5 phút đến 3 giờ sau khi ăn hoặc dùng thức ăn chứa sữa.

Ngoài tiêu chảy, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm: Đau bụng, đi ngoài lẫn máu, ho, chảy nước mũi, phát ban da...

Do mắc bệnh về đại tràng

Bệnh co thắt đại tràng hoặc viêm đại tràng có thể dẫn đến sự kích ứng với một vài thành phần trong các món ăn. Khi uống hoặc ăn các món ăn gây kích ứng này, cơ thể bạn có thể xuất hiện một vài biểu hiện như tiêu chảy, bụng đau, đầy hơi. Các dấu hiệu này thường diễn ra sau vài giờ hoặc chỉ trong vài phút sau khi sử dụng thực phẩm.

Bên cạnh đó, bạn có thể bắt gặp hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy nếu dùng các thực phẩm có sữa và gây kích ứng. Khi mắc phải tình trạng này, bạn cần tiến hành khám bệnh và thực hiện chữa bệnh đại tràng để tình trạng bị tiêu chảy khi uống sữa được cải thiện.

Do sữa kém chất lượng

Nguyên do dẫn đến hiện tượng uống sữa bị tiêu chảy có thể là do chất lượng của sữa kém. Những sản phẩm sữa không bảo đảm chất lượng như sữa bị nhiễm khuẩn, sữa giả, sữa hết hạn hoặc sữa bị bảo quản sai cách có thể tác động đến sức khỏe đường tiêu hóa.

Khi sử dụng sữa kém chất lượng, bạn có xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn. Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài ngày, tuy nhiên người bệnh cần theo dõi để có thể thăm khám bác sĩ nếu các biểu hiện trở nặng thêm.

Trước khi sử dụng sữa, bạn cần kiểm tra chất lượng sữa thật kỹ để hạn chế xuất hiện tình trạng ngộ độc này. Ngoài ra, bạn cũng nên mua sữa từ các địa chỉ đáng tin cậy để an tâm hơn khi sử dụng.

Phân biệt uống sữa bị tiêu chảy do không dung nạp lactose hoặc dị ứng?

Phân biệt uống sữa bị tiêu chảy do không dung nạp lactose hoặc dị ứng?

Phân biệt uống sữa bị tiêu chảy do không dung nạp lactose hoặc dị ứng?

Nếu cơ thể bạn không thể hấp thu chất lactose, điều này có nghĩa là hệ tiêu hóa của bạn đang gặp khó khăn khi dung nạp đường có trong sữa. Đây là bệnh xuất hiện từ cơ quan tiêu hóa. Trong khi đó, bệnh dị ứng sữa lại có mối quan hệ với hệ miễn dịch. Cụ thể trong tình huống này, kháng thể IgE xác nhận sai lầm các protein có trong sữa như một chất lạ và tìm phương pháp tiêu diệt chúng ra khỏi cơ thể, từ đó dẫn đến đáp ứng miễn dịch.

Dị ứng sữa và cơ thể không thể dung nạp lactose nghe có vẻ tương tự nhau, tuy nhiên trên thực tế lại hoàn toàn khác biệt, do đó bệnh nhân không nên chẩn đoán bệnh tại nhà. Ăn sữa chua tiêu chảy, uống sữa bị tiêu chảy đều là biểu hiện của 2 chứng bệnh trên và chỉ có bác sĩ mới xác định được chính xác căn bệnh bạn đang mắc phải là gì.

Cách khắc phục khi uống sữa bị tiêu chảy

Xác định được những nguyên nhân bị tiêu chảy sau khi uống sữa, bạn sẽ biết cách khắc phục. Theo bài viết của TS.BS Lê Thanh Hải trên Báo Sức khỏe & Đời sống, nếu bạn đang bị tiêu chảy sau khi uống sữa do dị ứng sữa, thì cách duy nhất là kiêng sữa. Tuy nhiên do sữa là thành phần thường được sử dụng trong một số thực phẩm, nên điều này có thể hơi khó.

Dưới đây là những một số cách phòng ngừa tiêu chảy khi dùng các sản phẩm từ sữa:

- Nếu cơ địa không dung nạp lactose trong sữa bò, bạn nên uống sữa không chứa lactose.

- Một số người có thể ăn sản phẩm làm bằng sữa nóng như thực phẩm nướng, hoặc sữa chế biến như sữa chua. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định thực phẩm nào cần tránh xa.

- Trường hợp đau bụng do dị ứng chất đạm trong sữa, bạn thử đổi sang sữa khác có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạt, sữa bắp. 

- Đối với bệnh nhân viêm đại tràng uống sữa bị đau bụng tiêu chảy, muốn khắc phục thì cần phải điều trị khỏi bệnh.

- Khi mua sữa, bạn chọn nơi uy tín và thương hiệu chất lượng, chú ý đến hạn sử dụng. Nên bảo quản sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị hấp hơi hoặc ẩm mốc.

- Nếu là lần đầu tiên làm quen với sữa hoặc đổi sữa mới và bị đau bụng, bạn thử ngừng vài ngày sau đó uống trở lại nhưng với một lượng nhỏ. Hãy tập cho hệ tiêu hóa quen với việc hấp thụ dưỡng chất có trong sữa, sau đó tăng dần lên. 

Cùng chuyên mục

Tắm vòi hoa sen có tốt không?

Thứ 3, 24/09/2024 12:08
Tắm vòi hoa sen không chỉ mang lại sự sảng khoái mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Bạn cần lưu ý về thời gian tắm và nhiệt độ nước để đảm bảo an toàn.

Ukraine tiết lộ "chiêu độc" giúp truy dấu 12.000 vũ khí Nga mỗi tuần

Thứ 3, 24/09/2024 11:45
Quân đội Ukraine phát hiện 12.000 đơn vị thiết bị quân sự của Nga mỗi tuần với sự trợ giúp của nền tảng trí tuệ nhân tạo do chính nước này phát triển.

Sóng thần ập vào Nhật Bản sau trận động đất 5,9 độ richter

Thứ 3, 24/09/2024 11:35
Một cơn sóng thần cao 50 cm (1,6 ft) đã ập vào đảo Hachijo, một trong những đảo thuộc Izu (Nhật Bản), khoảng 40 phút sau trận động đất.

PVcomBank và UBND huyện Dầu Tiếng ký kết hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số

Thứ 3, 24/09/2024 11:35
PVcomBank và Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) đã ký kết hợp tác ghi nhớ về công tác thúc đẩy chuyển đổi số và không dùng tiền mặt trên địa bàn.

Các điểm đến của Sun Group tại miền Bắc chính thức mở cửa đón khách ngay trong tháng 9

Thứ 3, 24/09/2024 11:34
Sau những nỗ lực khắc phục những thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, các điểm du lịch thuộc Sun Group tại miền Bắc đã sẵn sàng đón khách trở lại.
     
Nổi bật trong ngày

Nga phóng “kẻ hủy diệt tàng hình" ra trận, xóa sổ tổ hợp "hỏa thần" HIMARS của Ukraine

Thứ 2, 23/09/2024 05:55
Tên lửa Iskander của Nga đã phá hủy một hệ thống HIMARS do Mỹ viện trợ, thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) tại vùng Sumy.

Thăm dò bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Trump hay bà Harris “thắng thế”?

Thứ 2, 23/09/2024 07:30
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dẫn trước cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong các cuộc thăm dò mới nhất được thực hiện bởi hãng tin NBC và CBS.

Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Phá đám cưới, kiếm tiền tỷ mỗi tháng?

Thứ 2, 23/09/2024 09:45
Người đàn ông ở Tây Ban Nha nổi tiếng với nghề ít ai nghĩ đến - nghề "phá đám cưới". Tưởng vô lí nhưng công việc này mang lại cho anh thu nhập "nhiều người mơ ước".

Nhận định soi kèo trận Goteborg vs Halmstad VĐQG Thụy Điển, 00h ngày 24/9: Duy trì phong độ

Thứ 2, 23/09/2024 10:39
Nhận định soi kèo trận Goteborg vs Halmstad vào lúc 00h ngày 24/9 trong khuôn khổ Vòng 23 giải VĐQG Thụy Điển 2024/25.

Trẻ bị nghẹn thức ăn, phụ huynh cần xử lý ra sao?

Thứ 2, 23/09/2024 11:31
Nghẹn thức ăn hay còn gọi là bị hóc dị vật đường thở là một tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
xe.nguoiduatin.vn