Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp Trung Quốc, một thành phố ven biển có sức hút mạnh

Thứ 5, 25/01/2024 06:53
Thành phố ven biển Hải Phòng của Việt Nam hiện thu hút nhiều nhà máy có vốn đầu tư của Trung Quốc.

Việt Nam là lựa chọn hàng đầu

Mỗi khi mùa đơn hàng mới đến, Carl Ying lại "vò đầu".

Trong những năm gần đây, nhà xuất khẩu máy cạo râu điện này nhận thấy ít lượt mua hàng hơn từ các khách hàng có trụ sở ở Mỹ.

Nhưng vào cuối năm 2023, khi thảo luận về các chuyến hàng trong năm nay, càng rõ ràng, là một dấu hiệu đáng lo ngại.

"Họ bảo tôi nên ra ngoài - gợi ý về việc chuyển đến một quốc gia có chi phí thấp hơn", Ying nhớ lại.

Những cuộc thảo luận như thế này thường xảy ra với các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ và làn sóng dịch chuyển của các nhà sản xuất sang các nền kinh tế có chi phí rẻ hơn như Việt Nam.

Ying đã cung cấp phần lớn sản phẩm của mình cho các tiệm cắt tóc và tiệm làm đẹp ở Mỹ trong nhiều năm thông qua hai nhà máy của ông ở Trung Quốc.

Trước đó, cả hai đã đồng ý chia sẻ chi phí từ mức thuế 10% do Washington áp đặt kể từ tháng 9/2018.

Nhưng nhiều người bạn doanh nhân của ông đã chuyển toàn bộ hoặc một phần dây chuyền sang Việt Nam. Thuế quan (từ Mỹ) đã ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và đe dọa khiến họ phải rời bỏ hoạt động kinh doanh.

"Tôi có thể đến [Việt Nam] một ngày nào đó", Ying, người đã đến thăm Hải Phòng 2 lần vào năm ngoái, nói. Thành phố ven biển Việt Nam đã đón nhiều nhà máy có vốn đầu tư Trung Quốc.

Quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới chứng kiến lượng hàng xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2023 giảm 5,2% so với cùng kỳ, xuống còn 3,07 nghìn tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Liên minh châu Âu giảm lần lượt là 13,8% và 11%.

Tác động đang lan rộng khắp các tỉnh ven biển Trung Quốc như Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang.

Những khu vực này đang chứng kiến một số hoạt động sản xuất của họ di chuyển sang các nước như Việt Nam, do chi phí trong nước ngày càng tăng và căng thẳng trong quan hệ quốc tế đã trở thành những "yếu tố thúc đẩy" chính.

Việt Nam thường là lựa chọn hàng đầu khi các nhà sản xuất Trung Quốc cân nhắc việc chuyển dịch ra nước ngoài, bởi quốc gia ASEAN có dân số trong độ tuổi lao động cao và dễ dàng tiếp cận các thị trường phát triển hơn. Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...

David Zweig, giáo sư danh dự của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (Trung Quốc), cho biết Việt Nam là một địa điểm quan trọng đối với các công ty muốn có chiến lược "Trung Quốc+1".

Yan Shaohua, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Fudan, cũng thừa nhận áp lực từ những khách hàng Mỹ, những người đang chuyển một số đơn đặt hàng ra khỏi Trung Quốc như một biện pháp ứng phó với chiến lược của Washington.

Ông cho rằng việc chuyển đến Việt Nam hoặc những nơi khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành điều không thể tránh khỏi.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, các công ty Trung Quốc đã rót 2,92 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng gần gấp đôi so với năm trước.

Thách thức cho các doanh nghiệp Trung Quốc

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang gặp một số thách thức. 

Chu Libin, giám đốc Công ty Máy móc và Công nghệ Tiansu ở tỉnh Chiết Giang miền đông Trung Quốc, cho biết mức lương hàng tháng của một công nhân lành nghề ở Hải Phòng là 1.000 nhân dân tệ (140 USD) vào năm 2018, năm mà tổng thống Mỹ lúc đó là Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại nhắm vào hàng hoá Trung Quốc. Nhưng con số đó đã tăng gấp 3 lần kể từ đó.

Giá thuê trung bình hàng ngày cho một nhà máy ở Hải Phòng dao động từ 1 nhân dân tệ - 1,5 nhân dân tệ mỗi mét vuông, gần tương đương với nhiều khu công nghiệp ở Chiết Giang và chưa tính chi phí vận chuyển hàng hóa trung gian từ Trung Quốc.

Đúng là xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng hơn [từ Việt Nam] nhưng tình thế đã hoàn toàn khác so với 6 năm trước, ông Chu nói.

"Mọi thứ ngày càng đắt hơn", Chu nói.

Nhưng theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư Trung Quốc đánh giá là cửa ngõ ưa thích.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam vào cuối năm ngoái, chuyến đi đầu tiên của ông đến Việt Nam sau 6 năm cho thấy mong muốn chung của hai bên là làm sâu sắc thêm mối quan hệ.

"Cả hai nước sẽ khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp có thế mạnh, uy tín và công nghệ tiên tiến đầu tư và sẽ tạo ra một môi trường công bằng, thuận tiện", Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc viết.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Hà Hoàng Hợp, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng Việt Nam cần thu hút các nhà sản xuất Trung Quốc vào nền kinh tế của mình.

Việt Nam là một kênh quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, một chiến lược trên phạm vi rộng nhằm xây dựng các mối liên kết cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực.

Nhiều tỉnh của Trung Quốc đã trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương, bao gồm cả những doanh nghiệp chuyên về hàng tiêu dùng, thiết bị gia dụng và pin mặt trời để khuyến khích mở rộng sang các nước tham gia.

Chiết Giang là một trong những khu vực như vậy. Theo bản tin từ cơ quan truyền thông nhà nước Chiết Giang Nhật báo, dẫn lời Oscar Liu của Powernice Intelligence Technology, nhà sản xuất tấm quang điện và linh kiện tế bào đang vận hành một nhà máy ở Việt Nam, tỉnh này hy vọng các khoản đầu tư ở nước ngoài sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước.

Minh Khôi

Cùng chuyên mục

Sạc dự phòng đeo tay tăng gấp 3 lần pin cho Apple Watch: Trông như đồng hồ siêu nhân, giá trên Taobao khoảng 350.000đ

Thứ 7, 27/07/2024 06:55
Sản phẩm được thiết kế siêu đẹp, tích hợp pin để tăng thêm 2 lần sạc cho Apple Watch thông thường nhưng bị người dùng chê là cồng kềnh và trông như đồng hồ của siêu nhân.

Celine Dion tái xuất như một "nữ thần", trình diễn đỉnh cao cứu cả lễ khai mạc Olympic Paris 2024 nhàm chán!

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Celine Dion khiến cả thế giới rung động khi trình diễn khép lại lễ khai mạc Olympic Paris 2024!

Bán chạy nhất thế giới năm 2023, sang 2024 vẫn "đả bại" cả S24 Ultra: Mẫu iPhone này giá chỉ còn 15 triệu

Thứ 7, 27/07/2024 06:53
Mẫu iPhone này vẫn đang là một trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất thị trường hiện nay.

Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"

Thứ 7, 27/07/2024 06:50
"Người ta độc mồm độc miệng nên nói vậy thôi" – vợ Đức Tiến nói.

Khai mạc Olympic Paris 2024 nhận ý kiến trái chiều vì “như hội làng”: Cực kỳ đặc biệt nhưng thiếu 1 điều quan trọng này

Thứ 7, 27/07/2024 06:39
Sự sáng tạo của lễ khai mạc Olympic năm nay đã thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm nhiều ý kiến khen chê khác nhau.
     
Nổi bật trong ngày

Đánh bom ở Moscow: Hé lộ "dấu vết Ukraine" và danh tính nghi phạm – Hình ảnh sĩ quan Nga gây sốt sau vụ nổ

Thứ 6, 26/07/2024 06:45
Các tình tiết mới về vụ đánh bom ở Moscow nhằm vào xe của một sĩ quan Bộ Tổng tham mưu Nga đã được công bố. Đáng lưu ý, khả năng nghi phạm trong vụ này không hành động một mình.

Kia K4 lộ kiểu dáng mới: Thực dụng hơn nhờ cốp to nhưng về Việt Nam dễ kén khách

Thứ 6, 26/07/2024 08:54
Kia có thể sắp mở rộng thị trường của K4 với mục tiêu cạnh tranh Volkswagen Golf, Toyota Corolla hay Peugeot 308.

Từng thông báo ngừng phát hành, tựa game này bất ngờ “quay xe” mở cửa trở lại sau khi bị cộng đồng lên án nặng nề

Thứ 6, 26/07/2024 10:37
Nước đi có “1-0-2” của NPH đang khiến tựa game này thành tâm điểm chú ý.

Cây điều lớn nhất thế giới có diện tích hơn 8.000 mét vuông

Thứ 6, 26/07/2024 11:32
Cây điều Pirangi ở Rio Grande do Norte, Brazil, được coi là cây điều lớn nhất thế giới với chu vi khoảng 500 mét và diện tích bao phủ 8.400 mét vuông. Cây khổng lồ này không chỉ là một biểu tượng tự nhiên mà còn là một điểm thu hút du lịch quan trọng của khu vực.

Rộ tin đồn tuyển Việt Nam thay đổi lớn, sẽ có HLV mới sau thất bại cay đắng

Thứ 6, 26/07/2024 13:44
Bị loại ngay từ vòng bảng giải U19 Đông Nam Á, U19 Việt Nam được cho là sắp có thay đổi ở vị trí "lái trưởng".
xe.nguoiduatin.vn