Điện Biên Phủ trong ký ức những dân công tải lương ra chiến trường

Điện Biên Phủ trong ký ức những dân công tải lương ra chiến trường

Thứ 2, 29/04/2024 09:00
Những người dân công hỏa tuyến năm xưa bồi hồi xúc động khi nhớ lại những năm tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã lùi xa 70 năm, nhưng những ký ức về một thời “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, những trận đánh khốc liệt giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn hào trên các cứ điểm, hay những gánh hàng, những chuyến xe thồ tải lương tiếp tế cho chiến trường vẫn còn in hằn trong ký ức của những người từng tham gia và phục vụ chiến dịch. 

Hòa mình trong không khí hào hùng, phấn chấn của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm về ngôi nhà của cụ Phùng Sỹ Các (88 tuổi, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) – người tiếp lương, tải đạn trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trí nhớ đã phai nhạt đi với nhiều con người, nhiều sự kiện trong đời, nhưng riêng ký ức về Điện Biên Phủ thì vẫn còn hằn sâu trong tâm trí như mới hôm qua...

z53827213914948e28a1a2ae741de579f44f97535a19a1
Cụ Phùng Sỹ Các (88 tuổi) nhớ lại những năm tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ
 

Theo ký ức của cụ Các, trong những ngày mùa xuân năm 1954, con đường từ xứ Thanh lên miền Tây Bắc đêm ngày rộn tiếng bước chân. Trên các tuyến đường bộ, đường sông, bộ đội, dân công Thanh Hóa đội lá rừng ngụy trang, thẳng tiến về Điện Biên Phủ. Đó là hình ảnh của gái trai, già trẻ, đồng bào các dân tộc, với ngành nghề khác nhau ở tất cả các vùng đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển... Ở đâu có dân, ở đó có người đi dân công.

“Phương tiện vận chuyển lương thực lúc đó vô cùng đa dạng, từ ô tô, thuyền ván, thuyền nan, ngựa, voi, xe đạp thồ, quang gánh… đi suốt đêm ngày, lúc mệt thì dừng chân cạnh con suối nào đấy để nấu cơm ăn và ngủ nghỉ. Sáng lại đi tiếp, đoàn người cứ thế trải dài khắp con đường nên dù mệt nhưng rất vui và tự hào. Khi máy bay địch tập kết, chúng tôi đưa xe và hàng hóa vào rừng để tránh ẩn, ngớt bom đạn lại đi tiếp, cứ thẳng hướng Điện Biên mà đi”, cụ Các kể. 

Thời gian đầu, nhiệm vụ của đoàn dân công là gánh gạo tiếp tế cho bộ đội ta đánh giặc. Trong trí nhớ cụ, người sau bám gót người trước, cứ thế nườm nượp nối đuôi nhau vượt qua núi cao, đèo sâu mang hàng ra mặt trận. Con đường tải lương phục vụ chiến dịch trở thành tuyến lửa ác liệt ngay sau khi thực dân Pháp phát hiện ra. 

“Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của chiến trường, tôi chuyển sang làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông từ Tuần Giáo lên Điện Biên Phủ. Chỗ nào hẹp thì mở rộng, chỗ lầy lội thì san lấp, chỗ trơn trượt thì vác đá chèn, nơi suối sâu thì kéo cho xe qua. Khi cách trận địa pháo chừng 15km, tôi lại được giao nhiệm vụ quan trọng là tham gia vác đạn cho bộ đội đánh giặc. Dù máy bay địch liên tục càn quét nhưng bất chấp mọi hiểm nguy, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chiến dịch toàn thắng, tôi ở lại làm nhiệm vụ rà soát bom mìn, mãi đến tháng 8/1954 mới rời khỏi vùng đất lửa Điện Biên anh hùng”, cụ Các nhớ lại. 

Ngày ấy, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, cả nước ùn ùn ra trận. Ở Thanh Hóa, người viết đơn tình nguyện đi bộ đội, người xung phong đi dân công hỏa tuyến với khí thế sục sôi. Không thua kém đàn ông trai tráng, đoàn nữ dân công gánh bộ cũng hừng hực khí thế vượt hơn 500km xuyên rừng, lội suối, trèo đèo đưa hàng ra mặt trận.

Bà Vũ Thị Kim Lan, ở phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa tự hào kể: “Quảng Xương quê tôi ngày ấy đường ra mặt trận đông như ngày hội; cả làng, cả xã tham gia tải lương cho chiến trường. Hành trang mang theo của chúng tôi là chiếc đòn gánh và đôi bồ đựng gạo. Ngày nghỉ bìa rừng tránh máy bay địch, đêm thồ vài chục cân gạo trên vai. Khi chiến trường bước vào giai đoạn ác liệt, cần chi viện một lượng lớn lương thực cho chiến dịch, chúng tôi phải gánh cả ngày lẫn đêm. Gian nan, vất vả thì không kể xiết nhưng không ai muốn nghỉ, không ai muốn mình tụt lại phía sau. Những chiếc quang gánh cùng “đôi chân vạn dặm” của người dân quê Thanh đã chi viện kịp thời cho bộ đội ta ăn no, đánh thắng”.

177d1091421t40771l0
Cụ Nguyễn Đức Ngọc tự hào kể cho con cháu nghe những năm tháng đầy tự hào của mình khi được phục vụ chiến dịch Điện Biên
 

Đã 70 năm rồi, nhưng trong hồi ức của cụ Nguyễn Đức Ngọc, trưởng đoàn dân công xe thồ xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) vẫn hằn in từng dấu vết. Năm 1954, đội quân xe thồ của cụ Ngọc có nhiệm vụ lấy hàng từ Quảng Xương để vận chuyển lên Điện Biên. Tuyến đường xa 500 - 600km, địa hình hiểm trở, trong khi nhu cầu của chiến trường rất lớn và gấp rút nên đội quân của cụ phải rất khẩn trương.

“Trong quá trình vận chuyển, mỗi người 1 xe thồ nhưng khi xuống dốc, phải có một người cầm lái, một người kéo xe lại và một người phía trước ghì tay lái xuống, không thì xe lao xuống vực thẳm. Lúc lên dốc, ngoài người cầm lái, người đẩy xe phải có một dây kéo phía trước mới vượt qua được. Cứ như vậy, tôi cùng đồng đội của mình âm thầm nhiều tháng tải lương ra mặt trận”, cụ Ngọc chia sẻ.

Những bộ óc điều khiển chiến tranh “thông thái” của người Pháp không thể ngờ rằng, Việt Nam đã đè bẹp được máy bay, xe tăng, chiếm “pháo đài bất khả xâm phạm” của chúng chỉ bằng sức người nhỏ bé và phương tiện thô sơ như vậy.

Những cực nhọc, hy sinh của những người tham gia phục vụ chiến trường không thể nào kể hết. Nhưng vượt qua cả nỗi sợ hãi, đó là tình yêu với Tổ quốc, với nhân dân, là quyết tâm chiến thắng kẻ thù bằng mọi giá.

Nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện ý chí lạc quan nhưng đầy quyết tâm của những người dân công hỏa tuyến một lòng hướng về chiến dịch Điên Biên qua câu thơ: “Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát/ Dù bom đạn xương tan thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh”...

Lương Diễn
 
Cùng tác giả

Xe chở vật liệu xây dựng gây tai nạn, 2 người thương vong

Thứ 6, 17/05/2024 17:00
Vụ tai nạn giữa xe tải chở vật liệu và xe máy khiến 2 người thương vong.

Hà Tĩnh: Xe ô tô bốc cháy dữ dội nghi do mắc rơm rạ phơi giữa đường

Thứ 6, 17/05/2024 14:00
Chiếc xe ô tô đang lưu thông qua xã Tân Dân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) thì bỗng nhiên bốc cháy dữ dội.

Bắt giữ 4 đối tượng vận chuyển 4kg vàng từ Lào về Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 13:00
Đang vận chuyển 4kg vàng trị giá 7,2 tỷ đồng mua từ Lào về Việt Nam để bán kiếm lời, các đối tượng bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đón 11 hài cốt liệt sỹ về với đất Mẹ yêu thương

Thứ 5, 16/05/2024 18:00
Chiều 16/5, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ đón 11 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước CHDCND Lào về nước.

Bắt giữ nam tài xế gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn

Thứ 5, 16/05/2024 10:45
Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vừa bắt giữ đối tượng gây tai nạn chết người vào chiều tối 15/5.
Cùng chuyên mục

Kỷ vật thiêng liêng Bác Hồ tặng nông dân Thanh Hóa vẫn còn nguyên vẹn

Chủ nhật, 19/05/2024 15:00
Chiếc máy cày Bác Hồ tặng nông dân Thanh Hóa được giữ gìn trong bảo tàng tỉnh, như một kỷ vật thiêng liêng chứa đựng tình cảm của nhân dân xứ Thanh với Người.

Giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam: Quảng Bình vẫn chưa thể về đích

Thứ 6, 17/05/2024 13:00
Dù đã nhiều lần đặt ra thời hạn và chậm gần 1 năm theo yêu cầu của Chính phủ nhưng Quảng Bình vẫn chưa thể bàn giao 100% mặt bằng cao tốc Bắc - Nam như mong muốn.

Doanh nghiệp xin cấp phép mỏ vàng 'khủng' ở Nghệ An là ai?

Thứ 6, 17/05/2024 12:00
Vừa qua một doanh nghiệp xin khai thác vàng với công suất 13.800 tấn quặng vàng nguyên khai/năm tại địa bàn Nghệ An nhưng đã không được người dân thông qua.

Thành phố biển Sầm Sơn dự kiến bùng nổ trong mùa du lịch hè 2024

Thứ 5, 16/05/2024 19:00
Chỉ trong những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã đón 905.000 lượt khách, dự kiến trong mùa hè sẽ đón 8,5 triệu lượt khách. 

Thanh Hóa: Hà Trung nỗ lực đạt mục tiêu huyện Nông thôn mới

Thứ 5, 16/05/2024 17:00
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung (Thanh Hóa) lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phấn đấu đạt huyện nông thôn mới trước năm 2025. 
     
xe.nguoiduatin.vn