Có một câu hỏi viral trên mạng xã hội: "Tại sao những người giàu xung quanh tôi lại có vẻ lạnh lùng và không tốt bụng?".
Một cư dân mạng đã trả lời: Bởi từ lâu, họ đã hiểu "ân huệ" hay nghĩa vụ phải giúp đỡ người khác thực chất là một hình thức trói buộc về mặt tâm hồn. Vì thế, họ đã sớm thoát khỏi sự trói buộc này để tự do làm điều họ muốn.
Trong cuộc sống, những người kiếm được nhiều tiền thường có vẻ ngoài vô cảm hơn người bình thường. Tại sao lại như vậy?
01
Một blogger từng kể câu chuyện về một người quen của anh ta. Đó là chị khách hàng tên là Lan. Một ngày nọ, người bạn đến nhà Lan cất đồ và nói chuyện với cô. Người bạn nói, tôi nghe nói tài xế của chị đã nghỉ việc. Cô có thể để bố tôi làm tài xế cho cô được không?
Thông thường, khi bạn bè đến nhờ giúp đỡ, chúng ta thường quá ngại ngùng để nói lời từ chối, hoặc cũng có thể tìm kiếm một lý do từ chối lịch sự.
Nhưng chị Lan thằng thừng từ chối: "Không, tôi không thể thuê bố anh được". Thì ra bố của người bạn nổi tiếng là một người lười biếng, thường xuyên gặp rắc rối trong công việc từ mấy năm nay.
Sau này chị Lan tâm sự với blogger: Nếu tuyển một người như vậy làm việc cho bạn, sau này bạn sẽ phải suy nghĩ rất kỹ về việc sa thải anh ta. Hơn nữa, đến lúc đó, họ sẽ không ghi nhớ sự giúp đỡ mà tôi dành cho họ. Mà họ chỉ oán hận vì tôi đã phá hỏng công việc của bố anh ta.
Có một vấn đề phổ biến trong văn hoá giao tiếp mà nhiều người thường bỏ qua. Nếu bạn chỉ nói về ân huệ với đối phương, họ có thể chẳng những không biết ơn mà còn trút oán giận lên bạn.
Sẽ tốt hơn nếu bạn biết từ chối ngay từ đầu. Dù cho có thể bị đối phương nói là "vô cảm", nhưng bạn cũng không cần phải lãng phí thời gian và sức lực quý báu của mình.
Vì vậy, những người có thể đạt được thành tựu trong xã hội thường bị đánh giá là "vô cảm" hơn.
Khi Yu Minhong thành lập Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ New Oriental, ông đã thuê rất nhiều người thân. Thậm chí một số người thân còn giữ những chức vụ quan trọng ở nhiều phòng ban khác nhau.
Tuy nhiên, khi tập đoàn ngày càng phát triển, mô hình “kinh doanh gia đình” này từng khiến New Oriental rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vì doanh nghiệp không có cơ cấu tổ chức rõ ràng và bảo vệ quyền lợi thích đáng giữa các nhân viên.
Yu Minhong rút kinh nghiệm đau đớn, sau đó ông đã sa thải toàn bộ người thân đang làm việc trong công ty.
Người thân mắng mỏ sau lưng. Mẹ trách ông sống không tử tế suốt nửa năm trời.
Nhưng chính sự "không thương xót" của Yu Minhong đã cho phép New Oriental hội nhập thành công vào hệ thống doanh nghiệp hiện đại, dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển liên tục sau đó của tập đoàn này.
Tình cảm con người có thể là thanh kiếm mở đường, nhưng cũng có thể biến thành cái kén trói buộc họ.
Những người có thể đi trước trong xã hội đều có phần “tàn nhẫn”.
Từ chối các mối quan hệ không cần thiết, hành động dứt khoát chính là chiếc áo đẹp nhất dành cho một người mạnh mẽ.
02
Giáo sư Tăng Sĩ Cường (Trung Quốc) từng nói: Xấu hổ khi nói về tiền bạc là tình trạng phổ biến của nhiều người hiện nay. Trong xã hội, người ta chỉ thích nói về mối quan hệ trong công việc, coi suy tính về tiền bạc là vết nhơ trong cảm xúc.
Nhưng thực tế, nếu để cảm xúc chi phối hành động một cách mù quáng, bạn sẽ là người duy nhất phải gánh chịu hậu quả.
Nhà văn Gia Kê Chân đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Anh có một người bạn mở công ty truyền thông, muốn nhờ anh phụ trách công việc viết lách cho dự án.
Gia Kê Chân thấy hai người có tình bạn tốt nên đồng ý ngay lập tức.
Khi anh đề nghị ký hợp đồng, đối phương đã nói quanh co và nói rằng việc ký hợp đồng giữa bạn bè sẽ quá phức tạp. Đối phương nói anh ta sẽ không bao giờ đối xử tệ với bạn sau khi dự án kết thúc.
Gia Kê Chân nghe vậy thì cũng đành chấp nhận.
Sau khi dự án hoàn thành, anh chủ động tìm người bạn để xin lại tiền bản quyền tác phẩm thì đối phương bất ngờ quay lưng hỏi: “Tại sao anh lại ích kỷ đến mức làm tổn thương sự hòa hợp giữa bạn bè chỉ vì số tiền ít ỏi này?".
Sau đó, anh ta quả thật có chuyển khoản cho Gia Kê Chân một phần tiền. Tuy nhiên, con số này là quá ít ỏi so với lợi nhuận mà người bạn nhận được từ dự án.
Trong cuộc sống, nhiều người ngại nói đến tiền bạc vì tình cảm của con người. Nhưng thường những người như vậy cuối cùng lại bị lừa.
Việc coi trọng quá mức tình cảm khi nói đến chuyện làm ăn là một dạng yếu đuối trá hình. Kết quả là bạn không chỉ phải chịu thiệt thòi mà còn khiến người khác cảm thấy bạn thật tầm thường.
Từ nay hãy nói chuyện cởi mở về tiền bạc và dám bộc lộ suy nghĩ của mình.
Hãy học cách lì lợm mà bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Đó mới là sự tỉnh táo thực sự trên đời.
03
Cuộc đời không giống như bộ phim có kết hậu. Nhiều khi, thứ bạn nhận được để đổi lấy lòng tốt bụng của mình không phải là thái độ chân thành mà là sự mất mát cả về người và tiền.
Vì vậy, bạn hãy thờ ơ khi cần thờ ơ và tàn nhẫn khi bạn cần tàn nhẫn.
Chỉ khi bạn buông bỏ được rào cản cảm xúc thì bạn mới có thể tự do kiếm tiền.
Một chuyên gia khởi nghiệp từng nói rằng trong hành trình làm giàu của mình, ông gần như đã làm mất lòng mọi người xung quanh.
Ông từng ra toà với đối tác, chấp nhận cắt đứt hoàn toàn liên hệ vì họ có hành động làm ăn xảo trả. Ông cũng bị mắng là "máu lạnh" vì không chịu giới thiệu việc làm cho người thân và không bao giờ trở về quê hương trong nhiều năm vì bận bịu công việc.
Nhưng ông nói rằng ông chưa bao giờ hối hận. Vì ông hiểu: Sống mà quá để ý đến cảm xúc của người khác là cái lồng ngăn mọi người kiếm tiền.
Người kiếm được tiền chắc hằn từng bị nói là người cô đơn, ích kỷ và vô tâm.
Đừng trả tiền cho nhu cầu của người khác. Hãy đặt mục tiêu của bản thân lên hàng đầu và tiền sẽ đến một cách tự nhiên với bạn.
Theo Toutiao
Nguyệt