Rau xanh và trái cây là nguồn chính của chất xơ trong chế độ ăn uống, có tác dụng trong việc giảm độc tính các tác nhân gây ung thư bằng hòa loãng hay vô hiệu hóa các tác nhân này, làm giảm thời gian chất bã di chuyển trong đường ruột, làm giảm độ acid của phân bã và thay đổi môi trường vi trùng trong ruột.
Mặc dù rau xanh tốt đến như vậy, tuy nhiên, có một sự thật rằng không phải loại rau nào cũng tốt cho cơ thể của con người. Trong đó có hai loại rau mà được giới chuyên gia cảnh báo rằng có thể gây ung thư rất cao. Đáng nói, rất nhiều gia đình Việt hiện vẫn ăn hàng ngày.
Rau xanh nấu chín để qua đêm
Trong bữa ăn của những gia đình người Việt thì rau thường là một món ăn không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bữa ăn còn dư quá nhiều rau, để tiết kiệm, nhiều gia đình thường có thói quen giữ lại cho bữa ăn tiếp theo. Dẫu vậy, theo các chuyên gia, đây là một thói quen vô cùng nguy hiểm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các loại rau như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây,... thường chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác. Nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrit - chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, không nên ăn các món rau đã để qua đêm.
Đáng nói, rau bina là loại rau nguy hiểm nhất bởi nó có chứa lượng sắt cao. Nếu chúng ta đun và hâm nóng lại loại rau này thì có thể làm oxy hóa chất sắt có trong rau bina, Quá trình oxy hóa sắt sẽ tạo ra các gốc tự do gây nguy hiểm, được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh đáng sợ, trong đó có ung thư và vô sinh.
Trong đó, rau bina là loại rau nguy hiểm nhất. Rau bina có chứa lượng sắt cao, do đó, việc đun và hâm nóng rau bina có thể làm oxy hóa chất sắt có trong rau bina. Quá trình oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm được biết là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư.
Theo tờ Business Insider, trong quá trình hâm nóng, nitrat trong rau bina có thể chuyển đổi thành nitrosamine, đây là chất gây ung thư nguy hiểm cho con người.
Rau củ muối chua
Dưa muối chua hay các loại rau củ muối chua rất phổ biến trên mâm cơm Việt và nhiều quốc gia Châu Á khác. Tuy nhiên, đây lại là loại rau đứng đầu "danh sách đen" gây ung thư được WHO công bố. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới ăn một bữa thì có thể không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu thường xuyên ăn rau củ muối hoặc ăn một lần với lượng nhiều thì sẽ rất nguy hiểm. Nhất là nếu nó được muối xổi, chưa chín kỹ hay để quá lâu ngày. Một số rau củ khi muối còn hình thành men tiêu hóa quá cao, tính axit mạnh.
Bởi vì giống như rau xanh để qua đêm, rau củ muối hình thành nhiều nitrit. Như đã nói, đây là thành phần nguy hiểm gây hại cho cơ thể. Khi hấp thụ nitrit với lượng nhiều hoặc tích tụ lâu ngày, có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe. Bao gồm rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, ngộ độc, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch, ung thư, thậm chí dẫn tới tử vong. Các triệu chứng ngộ độc nitrit thường gặp như mệt mỏi, buồn nôn và tím tái, bồn chồn, hôn mê, suy gan thận, suy hô hấp.
Đặc biệt, rau củ muối thường được ăn kèm với các món thịt, cá. Khi đó, nitrit từ món này sẽ kết hợp với các acid amin trong thịt, cá và chuyển thành nitrosamin. Đây là 1 một chất có khả năng bào mòn hệ tiêu hóa và gây ung thư dạ dày rất cao.
Ăn nhiều rau củ muối cũng gây hại cho hệ tim mạch, suy giảm chức năng của gan và thận, gây phù nề, không tốt cho não bộ, ngộ độc thực phẩm… Chúng còn tiềm ẩn nguy cơ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc gây hại.
Do đó, chúng ta không nên ăn hoặc chỉ ăn ít và lựa chọn rau củ muối hợp vệ sinh, biết rõ nguồn gốc. Cũng không nên uống nước muối rau củ và không ăn rau củ muối xổi, chín quá kỹ. Khi có các dấu hiệu bất thường sau khi ăn cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
Để ăn rau có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, bạn nên làm gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, để món rau không mất chất dinh dưỡng lại không gây hại sức khỏe, đầu tiên bạn nên chế biến rau ở nhiệt độ cao cho rau nhanh chín, màu đẹp.
Sau khi rau chín, ngay lập tức tắt bếp. Vớt rau ra đĩa đối với rau luộc. Hoặc đổ rau ra bát đối với canh rau... Nên ăn cơm ngay để món ăn vẫn có độ nóng vừa phải, đảm bảo ngon miệng và món ăn cũng có màu sắc tươi ngon.
Ngoài ra, khi nấu rau, bạn cần áp dụng một số thói quen sau để rau không bị mất vitamin và khoáng chất:
1. Không rửa rau củ quả sau khi thái
Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau củ quả sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất 14-23% giá trị dinh dưỡng.
Đặc biệt nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Thay vì nhặt rau, làm sạch vỏ... rồi thái nhỏ, sau đó đem đi rửa, giờ bạn chỉ cần thay đổi lại một chút trong thao tác các bước. Sau khi nhặt rau củ thì hãy rửa sạch luôn rồi mới đem thái cắt.
2. Sơ chế rau xong hãy nhớ nấu ngay
Việc làm sạch rau củ quả, cắt thái xong xuôi... nhưng không tiến hành nấu ngay khiến món ăn bị thất thoát lượng lớn vitamin qua quá trình bốc hơi nước.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, nếu đã tiến hành rửa rau và thái rau xong xuôi thì cần tiến hành chế biến ngay. Càng để lâu, rau càng bị mất chất dinh dưỡng, cơ thể càng ít có cơ hội hấp thu.