Theo quy định tại Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì hành vi bật đèn pha (đèn chiếu xa) được quy định khá rõ ràng. Cụ thể:
Tại Điểm b, Khoản 3, Điều 5 quy định về mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô thì hành vi bấm còi, rú ga liên tục hoặc bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đô thị, trong khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Hành vi này áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe máy, kể cả xe máy điện được quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 6 với mức phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi một chiều.
Ô tô sử dụng đèn pha trong phố sẽ bị phạt từ 600-800.000 đồng |
Theo các chuyên gia, đèn pha chỉ sử dụng khi đi đường trường, cao tốc; sử dụng khi tốc độ cao hoặc ra tín hiệu cho xe khác. Đèn pha cũng sẽ giúp làm cho những biển báo giao thông phản quang phát sáng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý tình huống phù hợp. Vì vậy, khi lái xe trong khu đông dân cư, trong phố, tốc độ giới hạn cho phép không cao nên tác dụng của đèn pha lúc này sẽ không phù hợp. Lúc này, người điều khiển phương tiện chỉ nên bật đèn cốt (đèn chiếu gần, có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết).
Một số lưu ý khi sử dụng đèn chiếu sáng, bao gồm cả đèn pha trên ô tô và mô tô, xe gắn máy:
- Tuyệt đối không bật đèn pha khi đi trong nội thành
- Không nên bật đèn pha khi đi trời mưa
- Không bật cả pha lẫn cốt khi đi trong sương mù dày đặc, chỉ cần bật đèn sương mù
- Không bật đèn pha lúc trời chạng vạng sáng hoặc tối
- Không bật đèn pha khi có xe chạy phía trước hoặc đối diện
- Không bật đèn pha khi vượt xe khác, khi vào cua hoặc lên xuống dốc
- Kiểm tra và bảo dưỡng đèn thường xuyên, đảm bảo đèn chiếu sáng đúng hướng và đúng tầm
- Vệ sinh đèn thường xuyên để giữ cho đèn sạch sẽ
Xem thêm:<<Mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn cho người khác bị xử phạt thế nào?<<
Đ.Huệ