Các vật liệu như chì, thủy ngân, cadmium và crom hóa trị sáu từ lâu đã được Liên minh châu Âu phân loại là nguy hiểm. Mặc dù vậy, chúng vẫn được phép sử dụng trong ngành ô tô theo các miễn trừ không áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng khác. Tuy nhiên, hiện nay một vật liệu khác có thể bị cấm hoàn toàn trong ô tô châu Âu: sợi carbon.
Theo một báo cáo mới, nghị viện châu Âu – cơ quan chịu trách nhiệm về luật của liên minh, gần đây đã hoàn thành dự thảo sửa đổi Chỉ thị về Xe hết hạn sử dụng (ELV) quy định về việc tháo dỡ và tái chế xe, hướng đến mục tiêu thân thiện hơn với môi trường. Trong đó, sợi carbon lần đầu tiên được phân loại là vật liệu có hại trên thế giới.
Sợi carbon được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp máy bay cũng như nhiều ứng dụng khác như cánh tua bin gió, ô tô và xe máy do nó bền hơn thép và nhẹ hơn nhôm. Mặc dù đắt h ơn cả 2 loại vật liệu trên (vì quá trình chế tạo khó khăn và tốn kém hơn nhiều), tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sợi carbon lại phát huy được nhiều ưu điểm hơn.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu Roots Analysis của Mỹ thì thị trường sợi carbon toàn cầu trị giá 5,48 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình từ 11% đến 17,08 tỷ USD vào năm 2035. Con số đó chắc chắn sẽ tăng theo cấp số nhân khi các nhà sản xuất nỗ lực giảm trọng lượng của xe điện.
Trọng lượng tăng thêm của xe điện so với xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch là do chúng phải kéo một bộ pin lớn, thường là trên sàn. Sử dụng sợi carbon được coi là giải pháp lý tưởng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất cao cấp mà giá cả không phải ưu tiên hàng đầu, không giống như khả năng xử lý và phạm vi hoạt động, bị ảnh hưởng bởi tất cả trọng lượng đó và chắc chắn quan trọng hơn nhiều đối với họ.
Việc EU coi sợi carbon là vật liệu nguy hiểm, nguyên nhân là khi sợi carbon được liên kết với nhựa, bị loại bỏ, các sợi có thể bay ra không khí, gây ra hiện tượng đoản mạch trong máy móc và quan trọng hơn là gây đau đớn cho con người nếu chúng tiếp xúc với xa và niêm mạc.
Theo giới chuyên môn, những bên chịu thiệt hại nhiều nhất nếu lệnh cấm này được thông qua là ba công ty Nhật Bản bao gồm Toray Industries, Teijin và Mitsubishi Chemical – những công ty đang cùng nhau nắm giữ khoảng 54% thị trường sợi carbon thế giới.
Đối với Toray Industries, sau máy bay và sản xuất điện gió, ô tô là phân khúc lớn thứ ba trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, 50% trong số đó là ở châu Âu, vì vậy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu đề xuất này được thông qua thành luật.
Ngoài xe điện, nhiều thương hiệu sử dụng sợi carbon trong xe đốt trong (ICE) hoặc xe hybrid của họ như McLaren, thậm chí còn làm toàn bộ khung gầm của siêu xe bằng sợi carbon.
Tin tốt cho các doanh nghiệp là ngay cả khi lệnh cấm sợi carbon được thông qua ở châu Âu thì nó sẽ không có hiệu lực trước năm 2029.
Anh Nguyễn (theo carcoops, MT1)
Bình luận tiêu biểu (0)