Tương lai nào cho liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi? |
Đài truyền hình NHK của Nhật và nhiều tờ báo khác đưa tin các công tố viên Tokyo đã bắt giữ ông Carlos Ghosn, Chủ tịch Nissan Motor.
Các công tố viên tiến vào trụ sở của chính Nissan để thẩm vấn ông Carlos Ghosn. |
Được biết trước đó, hãng xe ô tô Nissan đã tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với ông Ghosn là CEO của Renault-Nissan-Mitsubishi và giám đốc đại diện Kelly với cáo buộc gian lận tài chính để trốn thuế với số tiền 44 triệu USD trong thời gian 5 năm, đồng thời vi phạm các quy định tài chính của Nhật.
Cổ phiếu Renault, Nissan lao dốc sau khi Chủ tịch bị bắt |
Nissan cho biết: "Cuộc điều tra cho thấy trong nhiều năm qua, cả ông Ghosn và Kelly đều báo cáo lên ủy ban Chứng khoán Tokyo mức thu nhập thấp hơn so với thực tế. Cá nhân ông Ghosn còn bị phát hiện có nhiều hành vi sai trái khác, như sử dụng tài sản của công ty vào mục đích riêng, và sự dính líu sâu của ông Kelly cũng đã được xác nhận".
CEO Hiroto Saikawa của Nissan sẽ đề xuất với Hội đồng quản trị công ty lập tức tuyên bố gạch tên ông Ghosn và Kelly khỏi hội đồng quản trị sau khi hoàn tất sự vụ.
Sau khi ông Carlos Ghosn bị bắt, ngày 20/11, giá trị cổ phiếu của Nissan, Mitsubishi, Renault lao dốc thảm hại lần lượt từ 5,5%, 6% và 8,4%.
|
Tuy nhiên, câu chuyện này thực sự nghiêm trọng bởi Nissan, Mitsubishi, Renault đã thành lập một liên minh.
Tin tức này đang gây lo lắng cho công chúng Pháp vì nước Pháp đang sở hữu 15% cổ phần Renault.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ làm mọi thứ để đảm bảo hoạt động ổn định công ty và mối quan hệ đa chiều của hãng.
Năm 1996, nhà sản xuất ô tô Renault đã bổ nhiệm Carlos Ghosn đảm đương vị trí phó giám đốc điều hành khâu mua bán, nghiên cứu cải tiến, kỹ thuật và vận hành hệ thống sản xuất.
Đến tháng 3/1999, Renault và Nissan thành lập Liên minh Renault-Nissan (-Nissan Alliance, sau này có thêm cả Mitsubishi). Tháng 6/2000 Carlos Ghosn trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị.
Vụ việc lần này là một "vết nhơ" khó gột rửa trong chương cuối cùng sự nghiệp của một người từng được đánh giá là một trong những CEO quyền lực nhất ngành công nghiệp ô tô.
Trong quá khứ, ông Carlos Ghosn là một huyền thoại đã vực dậy các hãng xe đang trong tình trạng “chết dở” biến chúng trở thành những “con hổ” mạnh mẽ trên thị trường.
|
Giới xe hơi đã đặt cho ông biệt danh là "Mr Fix It" (tạm dịch là ngài cứu hỏa có khả năng chữa mọi đám cháy).
Rất nhiều khả năng di sản của Carlos Ghosn để lại cho Nissan sẽ bị sụp đổ bởi những người dưới trướng của ông thay vì bênh vực đã lên tiếng chỉ trích ông chỉ là một kẻ ham tiền.
CEO Nissan Hiroto Saikawa nhận xét: "Một người lạm dụng quyền lực khi hãng xe đã trao quá nhiều quyền cho ông về quản trị, điều hành. Tôi phải nói rằng đây là mặt tối của kỷ nguyên Ghosn vì đã diễn ra quá lâu trong một thời gian dài. Tôi không rõ là ông ta là một nhân vật có khả năng truyền cảm hứng hay kẻ bạo chúa".
Đối với Kelly, ông này từng có một giai đoạn làm việc cho bộ phận nhân sự của Nissan, trước khi được bổ nhiệm để trở thành thành viên hội đồng quản trị của hãng xe này vào năm 2012.
Theo hồ sơ chứng khoán của Nissan, ông Ghosn đã được trả 735 triệu yên (tương đương 6,5 triệu USD) bằng tiền mặt trong năm 2017, giảm 33% so với con số 1,1 tỷ yên mà ông được trả trong năm 2016.
Sự thay đổi bất thường này làm dấy lên những nghi ngờ về vai trò của ông Ghosn ở Liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi.
Hãng xe Nissan cho biết từ lâu họ đã phát hiện ra ông Carlos Ghosn và vị giám đốc đại diện là ông Greg Kelly có hành vi sai trái về tài chính gồm báo cáo không trung thực về thu nhập và sử dụng tiền của công ty.