Theo nguồn tin của Motor1 Italaia thì Nghị viện EU đã xác nhận rằng sợi carbon sẽ không bị cấm. “Sợi carbon sẽ được loại khỏi danh sách các vật liệu có hại và do đó, những chiếc xe được bán ở châu Âu sẽ có thể tiếp tục sử dụng nó ngay cả sau năm 2029”, bài viết của chuyên trang này nêu rõ.
Trước đó, các nguồn tin cho biết, một bản sửa đổi được soạn thảo vào tháng 1 đã phác thảo kế hoạch thêm sợi carbon vào dánh sách các vật liệu nguy hiểm của EU, bao gồm thủy ngân, chì, cadmium… Sợi carbon ban đầu được nhắm đến như một phần của sửa đổi quy định về chu kỳ cuối vòng đời của xe, bao gồm những thứ như tái chế và thải bỏ. Nó sẽ đặt ra các quy tắc về vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo ô tô, do đó khi kết thúc vòng đời của xe, không có chất độc hại nào được thải ra môi trường. Liên minh châu Âu xác định rằng trong quá trình phân hủy và thải bỏ, sợi carbon có thể bay trong không khí và gây hại nếu tiếp xúc với da người. Cơ quan quản lý cũng xác định sợi carbon cũng có thể làm hỏng máy tái chế.

Mặc dù đó là những lo ngại có cơ sở, nhưng rõ ràng EU nhận ra rằng lợi ích của sợi carbon lớn hơn nhiều so với thiệt hại tiềm tàng với môi trường.
Danh sách mới của liên minh châu Âu đã loại bỏ sợi carbon trong danh sách cấm.
Ngành công nghiệp ô tô chiếm 20% tổng sản lượng sợi carbon. Các nhà sản xuất như McLaren, Lamborghini, Panagi, Ferrari và Koenigsegg đều sử dụng khung liền khối làm từ vật liệu này. Vì vậy, họ sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất nếu như sợi carbon bị cấm. Xe điện cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì chúng dựa vào việc sử dụng rộng rãi sợi carbon để giảm trọng lượng và tăng phạm vi hoạt động.

Chiếc xe đầu tiên sử dụng sợi carbon trong kết cấu là McLaren MP4/1 năm 1981, một chiếc xe Công thức 1. Vật liệu này lần đầu tiên xuất hiện trên đường phố thông qua Jaguar XJR-15, chiếc xe sản xuất hợp pháp đầu tiên sử dụng khung liền khối bằng sợi carbon. Ngày nay, carbon được sử dụng để chế tạo hầu như mọi bộ phận của xe, từ tấm thân xe đến bánh xe. Rất may là nó sẽ vẫn như vậy.
Anh Nguyễn (theo MT1)
Bình luận tiêu biểu (0)