Chuyên gia phân tích khí thải của Anh đã lấy 4 chiếc ô tô từ Ford, BMW, Toyota và Stellantis để so sánh tác động của bộ lọc ống xả được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, nơi các quy định giới hạn số lượng các hạt có hại có thể phát thải ra, nhưng không phải ở Mỹ, nơi không áp dụng các quy định tương tự.
Theo Reuters, Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn tương tự như Châu Âu.
Một ống xả ô tô đang thải ra khói trên đường phố tại Richmond ở London, Anh. (Ảnh: Reuters) |
Phân tích phát thải ước tính khoảng 300 triệu phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (ICE) chạy 10.000 dặm mỗi năm trên các con đường của Mỹ trong thập kỷ tới sẽ phát ra 1,6 tỷ hạt độc hại một cách không cần thiết. Nếu khởi hành ở một khu vực đô thị có thời tiết lạnh giá, các mẫu xe của châu Âu phát ra ít hạt hơn 83,7% so với các mẫu xe tương đương ở Mỹ.
Nghiên cứu cũng cho thấy những khác biệt lớn đối với BMW X5, Jeep Wrangler của Stellantis và Toyota RAV4.
Ford, BMW, Stellantis và Toyota cho biết họ chế tạo xe để đáp ứng tất cả các quy định của địa phương và nhấn mạnh họ sẽ chi hàng chục tỷ USD để chuyển sang sử dụng xe điện không phát thải.
BMW cho biết: "Mỗi chiếc xe BMW được bán tại Mỹ đều đáp ứng hoặc vượt quá các yêu cầu của cơ quan chức năng đối với xe tại thị trường này".
Các chuyên gia trong ngành cho biết kể từ khi quy định về phát thải mới của Mỹ được áp dụng vào năm 2014, công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu, đã làm tăng lượng hạt mà ô tô thải ra.
Các hạt siêu mịn có hại vì kích thước siêu nhỏ của chúng khiến chúng có thể bị hút sâu vào phổi của con người. Ngay cả trong các kịch bản quyết liệt nhất của Mỹ về việc loại bỏ dần các ICE, chúng vẫn thể sẽ tiếp tục được bán vào những năm 2030.
Nguyễn Luận