8 tỷ chiếc móc treo quần áo bằng nhựa thải ra môi trường tương đương với 4 tòa nhà Empire State Mỹ
Khi nói đến chất thải dệt may và thời trang, móc quần áo luôn bị lãng quên, mặc dù sự tồn tại của chúng liên quan trực tiếp đến ngành hàng mang tính tác động lớn này.
Mỗi năm, có tới 8 tỷ chiếc móc treo quần áo bằng nhựa thải ra môi trường tương đương với 4 tòa nhà Empire State Mỹ. Móc quần áo thường được chôn lấp tại các bãi rác hoặc đốt cùng rác thải sinh hoạt, gây nên các vấn đề về môi trường rất nghiêm trọng như chất thải dệt và nhựa.
Móc treo quần áo nhựa được làm từ Polyester hoặc Polycarbonate rất độc hại khi thải ra môi trường, 65% quần áo và các sản phẩm may mặc bao gồm cả phụ kiện, móc treo quần áo hầu hết làm bằng nhựa tổng hợp. Do vậy, móc treo quần áo tái chế chính là nối mở để ngành thời trang cam kết với môi trường.
Thấu hiểu vấn đề này, Lagom Việt Nam đã nảy ra một ý tưởng đột phá: tái chế vỏ hộp sữa thành móc quần áo. Đây không chỉ là một giải pháp để giảm thiểu rác thải mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tại sao lại là vỏ hộp sữa?
Mỗi năm, tại Việt Nam phát thải ra môi trường khoảng 15 tỷ vỏ hộp sữa. Với cấu tạo 6 lớp, gồm 75% giấy, 21% nhựa và 4% nhôm, vỏ hộp sữa là những vật liệu bền chắc, bảo vệ tốt cho thức uống nhưng cũng vì thế mà chúng tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, có thể lên tới 500 năm và rất khó tái chế.
Mặc dù có thể tái chế 100% nhưng hiện nay tỷ lệ thu gom và tái chế rất thấp và không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề trên, Lagom đã trải qua hành trình 5 năm, từ việc giáo dục nâng cao nhận thức, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, thu gom vận chuyển, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hoàn chỉnh công nghệ sản xuất và thương mại sản phẩm ra thị trường. Eco hanger, và các sản phẩm khác của Lagom … đều được tái chế 100% từ vỏ hộp sữa, an toàn, hữu ích, thân thiện và bền vững với môi trường.
Việc tái chế thành công vỏ hộp sữa thành mắc áo Eco Hanger là giải pháp hiệu quả của Lagom Việt Nam đối với môi trường, giúp giảm thiểu khối lượng lớn vỏ hộp sữa bị vứt bỏ mỗi năm.
Gần 1000 tấn vỏ hộp sữa đã được thu gom trong suốt 5 năm
Lagom Việt Nam thực hiện các chương trình thu gom vỏ hộp sữa tại các trường học, khu dân cư, các cửa hàng thực phẩm.
Bắt đầu từ năm 2019, chương trình thu gom của Lagom Việt Nam đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều học sinh, giáo viên và người dân, tạo nên một mạng lưới thu gom rộng khắp và hiệu quả. Các chương trình giáo dục của Lagom tập trung nhiều về nhận thức, hành vi và trải nghiệm, giúp học sinh được tiếp thu kiến thức một cách tích cực, từ đó dần thay đổi suy nghĩ và hình thành thói quen tốt.
Do đó, trong các chương trình của Lagom, rác thải được phân loại đúng cách tại nguồn, rất thuận tiện cho quá trình thu gom và tái chế. Lagom đã phát triển mạng lưới thu gom tại 2000 trường học, hàng trăm điểm thu gom cộng đồng, siêu thị, văn phòng, chung cư, nhà máy, khu công nghiệp, … Các điểm thu gom được hỗ trợ về cơ sở vật chất, dụng cụ thu gom, được hướng dẫn, tập huấn để có thể phân loại, thu gom và lưu trữ rác đúng cách.
Gần 1000 tấn vỏ hộp sữa đã được Lagom Việt Nam thu gom trong suốt 5 năm qua. Việc thu gom nguyên liệu là vỏ hộp sữa để tạo ra Eco Hanger đã giúp nâng cao nhận thức và rèn luyện thói quen phân loại rác cho hàng triệu trẻ em và cộng đồng dân cư trên khắp Việt Nam.
Những hoạt động giáo dục tại trường học đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tái chế và bảo vệ môi trường. Thành công đó còn là tiền đề để Lagom mở rộng các dự án thu gom vỏ hộp sữa tại cộng đồng, khu công nghiệp và các cửa hàng, góp phần giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường.
Trên nền tảng TikTok, Lagom đã có nhiều video chia sẻ về hành trình kiến tạo tương lai xanh của mình với nhiều hoạt động ý nghĩa như thu gom vỏ hộp sữa tại trường học, giúp người tiêu dùng có cái nhìn toàn diện hơn đối với sản phẩm.
Được biết, TikTok Shop tại Việt Nam hiện có 2 hai chương trình lớn nhằm hỗ trợ cộng đồng và doanh nghiệp địa phương phát triển thông qua mở rộng quảng bá nông đặc sản Việt là "Chợ Phiên OCOP" và "Tự Hào Hàng Việt" .
"Chợ Phiên OCOP" đã đi qua 29 tỉnh, thành phố, thực hiện thành công gần 2.000 phiên livestream bán hàng với sự đồng hành của hơn 500 nhà sáng tạo nội dung. 20.799 video có hashtag #OCOP trên TikTok thu hút hơn 1,998 tỷ lượt xem.
Trong khi đó, "Tự Hào Hàng Việt" trên TikTok Shop hiện có hơn 68.000 sản phẩm đa dạng ngành hàng. Chương trình ghi nhận hơn 3.000 phiên livestream bán hàng, 11.008 video có hashtag #TuhaohangViet trên TikTok thu hút hơn 413 triệu lượt xem.
Sự ra đời của Eco Hanger đã nhận được phản hồi tích cực từ người dùng và thị trường. Sản phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia và người tiêu dùng. Năm 2022, móc treo quần áo tái chế của Lagom Việt Nam đã chiến thắng giải thưởng sáng tạo, do cơ quan SEPT Innovation Centrer của Đức. Sản phẩm đã được 07 doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam lựa chọn để trưng bày quần áo trong hội chợ khởi nghiệp sáng tạo tại Đức và được các khách hàng đón nhận và đánh giá cao.
Lựa chọn dùng móc áo tái chế, bạn đã góp phần cùng cộng đồng lựa chọn lối sống xanh, bền vững và giảm thiểu rác thải.
Với thông điệp “Green on your Shoulder”, mỗi chiếc Eco Hanger là lời nhắc nhở bạn về lối tiêu dùng bền vững và trách nhiệm của bạn đối với môi trường. Lựa chọn 1 sản phẩm bền vững, hạn chế gây ô nhiễm hoặc mua một sản phẩm từ nhựa thông thường, chưa có biện pháp xử lý, tất cả đều do quyết định của bạn.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh. Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững. Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác… Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng! Website chính thức: https://humanactprize.org Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize |
G.H