Aston Martin DB9. |
Cửa hàng sửa chữa xe ở Burrard Autostrasse (BA), Vancouver. |
Jessica Liu, một cư dân ở Richmond, British Columbia, đã trả 151.900 USD để mua một chiếc Aston Martin DB9 2013 phiên bản Centenary vào tháng 12/2015. Richmond News cho biết, người phụ nữ này mới lái được có vài km trước khi chiếc "xế cưng" này bị văng ra vệ đường và đâm phải một tảng đá lớn. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa rõ, nhưng Liu thì chỉ mua bảo hiểm cơ bản cho xe. Và điều tiếp theo là gì có lẽ bạn đã đoán ra.
Chiếc DB9, một trong số chỉ 100 chiếc xe cùng loại được sản xuất, đã được đưa tới Burrard Autostrasse (BA) ở Vancouver để sửa chữa. Hoá đơn sửa chữa tổng cộng lên tới 100.292 USD. Trường hợp của Liu là một ngoại lệ với các ước tính trong đó nổi bật là một bộ rotor phanh 22.973 USD và một khung phụ mới 18.994 USD. Ước tính này chưa bao gồm công sửa chữa. “Tôi sẽ không trả một xu. Tôi thậm chí không muốn lấy lại chiếc xe. Tôi muốn hoàn tiền từ đại lý. Tôi không nghĩ là chiếc xe này an toàn vì mới chỉ lái nó được 2 tuần. Tôi không tin tưởng vào chiếc xe này, không tin tưởng đại lý và hoá đơn sửa chữa của cửa hàng ô tô”. Lý do mà Liu không tin tưởng cửa hàng ô tô ở BA là do cô đã đi khảo giá khung phụ ở các cửa hàng khác và nhận thấy giá của nó chỉ 7.597 USD hoặc ít hơn.
Vấn đề là cửa hàng cần phải được Aston Martin thông qua việc mua và lắp khung phụ mới. Trớ trêu thay, BA lại là cửa hàng duy nhất gần chỗ Liu sống được Aston Martin thông qua. Ngoài chi phí sửa chữa, Liu còn phải trả phí lưu bãi 13.676 USD tại BA, tương đương 151 USD/ngày. Giám đốc cửa hàng sửa chữa BA, Frank Van Pykstra, nói rằng ông sẽ không tính phí lưu kho nữa và giảm giág 3.798 USD cho hoá đơn nếu 2 bên thoả thuận được vơi nhau. Nhưng mọi chuyện không làm Liu hài lòng và theo cửa hàng, Liu không hiểu được giá trị chiếc xe của cô.
Cô cũng không hiểu sự phức tạp của một chiếc xe Aston Martin và chi phí sửa chữa cao mà sự phức tạp đó mang lại. Không ai muốn một hoá đơn sửa chữa mà tổng tiền đã hết hơn nửa giá trị của chiếc xe. Nhưng bỏ chiếc xe lại một cửa hàng sửa chữa và đòi hoàn tiền từ đại lý có lẽ là cách xử lý tồi tệ nhất trong một trường hợp như vậy.
Minh Trang theo Carbuzz