Đơn kiện dài 91 trang được đệ trình lên tòa án Mỹ, cáo buộc rằng những gã khổng lồ công nghệ đã khai thác "bản chất gây nghiện" của mạng xã hội, dẫn đến gia tăng lo lắng, trầm cảm và suy nghĩ tự làm hại bản thân đối với những người trẻ tuổi.
"Sự phát triển của các bị đơn (các mạng xã hội) là sản phẩm của những lựa chọn mà họ đã thực hiện để thiết kế và vận hành nền tảng của mình theo cách khai thác tâm lý và sinh lý thần kinh của người dùng để ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho nền tảng của họ", đơn khiếu nại nêu rõ. Theo cáo buộc, các mạng xã hội này đã khai thác thành công bộ não dễ bị tổn thương của thanh niên, lôi kéo hàng chục triệu sinh viên trên khắp đất nước vào các vòng phản hồi tích cực về việc sử dụng và lạm dụng quá mức các nền tảng truyền thông xã hội của mình.
Theo đơn khiếu nại, nội dung có hại được đẩy đến người dùng bao gồm ăn kiêng cực đoan, khuyến khích tự làm hại bản thân và hơn thế nữa. Điều đó đã dẫn đến sự gia tăng 30 phần trăm từ năm 2009 đến 2019 số học sinh cho biết họ cảm thấy "rất buồn hoặc vô vọng... trong hai tuần liên tiếp trở lên đến mức muốn ngừng thực hiện một số hoạt động thông thường."
"Hành vi sai trái của các bị cáo (các mạng xã hội) là một yếu tố quan trọng gây ra khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên, được đánh dấu bằng tỷ lệ thanh niên phải vật lộn với lo lắng, trầm cảm, suy nghĩ tự làm hại bản thân và ý định tự tử ngày càng cao. Tỷ lệ trẻ em phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tăng đều đặn kể từ năm 2010 và đến năm 2018, tự tử trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thứ hai cho thanh thiếu niên", đơn kiện nêu rõ.
Điều đó dẫn đến kết quả học tập của họ giảm sút, khiến họ "ít có khả năng đến trường hơn, có nhiều khả năng sử dụng chất kích thích và hành động, tất cả những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành sứ mệnh giáo dục của Trường Công lập Seattle ."
Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp của Mỹ có nêu các nền tảng trực tuyến không chịu trách nhiệm về nội dung do bên thứ ba đăng. Tuy nhiên, vụ kiện tuyên bố rằng điều khoản này không bảo vệ các công ty truyền thông xã hội vì đã đề xuất, phân phối và quảng bá nội dung "theo cách gây hại".
"Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào việc tạo trải nghiệm an toàn cho trẻ em trên các nền tảng của mình và đã giới thiệu các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ cũng như các tính năng chuyên dụng để ưu tiên sức khỏe của chúng", người phát ngôn của Google nói với Axios . "Ví dụ: thông qua Family Link, chúng tôi cung cấp cho phụ huynh khả năng đặt lời nhắc, giới hạn thời gian sử dụng thiết bị và chặn các loại nội dung cụ thể trên các thiết bị được giám sát."
"Chúng tôi đã phát triển hơn 30 công cụ để hỗ trợ thanh thiếu niên và gia đình, bao gồm các công cụ giám sát cho phép cha mẹ giới hạn thời gian con họ dành cho Instagram và công nghệ xác minh độ tuổi giúp thanh thiếu niên có trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi", người đứng đầu toàn cầu bộ phận An toàn của Meta là Antigone Davis cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và phụ huynh về những vấn đề quan trọng này." TikTok vẫn chưa phản hồi về điều này.
Các nhà phê bình và chuyên gia gần đây đã cáo buộc các công ty truyền thông xã hội khai thác dữ liệu của thanh thiếu niên và trẻ em. Ví dụ, người tố giác Meta Frances Haugen đã làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng "Các sản phẩm của Facebook gây hại cho trẻ em". Chuyên gia về rối loạn ăn uống Bryn Austin cũng đã viết trong một bài báo ở Harvard năm 2021 rằng nội dung mạng xã hội có thể đưa thanh thiếu niên vào "vòng xoáy nguy hiểm". Và vấn đề này đã thu hút sự chú ý của các nhà lập pháp, những người đã đề xuất Đạo luật An toàn Trực tuyến cho Trẻ em (KOSA) vào năm ngoái.
Anh Nguyễn