Chăm sóc ắc-quy
Khi trời rét, các cực của ắc-quy thường bị hoen gỉ khiến mô-tơ khởi động và ắc-quy tiếp xúc điện kém dẫn đến xe khó khởi động. Vì vậy, cần làm sạch điểm tiếp xúc ở cực ắc-quy, bạn có thể làm tại nhà hoặc mang đến các trung tâm sửa chữa ô tô.
Làm sạch đầu cực của ắc-quy. |
Nếu muốn tự tay chăm sóc “xế cưng” thì hãy dùng dung dịch baking soda kết hợp với nước để nhỏ vào các cực. Khi có hiện tượng phản ứng sủi bọt thì hãy đợi 1 lúc rồi lấy bàn chải đánh sạch là xong.
Nên lưu ý, đeo khẩu trang, kính mắt trong lúc thực hiện sẽ giúp bạn an toàn.
Giữ đúng áp suất lốp
Mùa đông, lốp xe thường xuống hơi nhanh hơn bình thường nên bạn cần phải kiểm tra lốp liên tục tránh tình trạng non hơi khi đi trên đường rất dễ nổ lốp gây mất lái.
Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn. |
Lưu ý đến thông số ghi trên lốp xe và tiêu chuẩn lốp mà nhà sản xuất dán ở kính để luôn đảm bảo áp suất cho cả bốn bánh xe.
Hệ thống đèn, điện của xe
Do trời mùa đông ảnh hưởng của sương mù hoặc mưa phùn hạn chế tầm nhìn của tài xế. Chính vì vậy, hệ thống đèn cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động bình thường sẽ không phiền phức khi đi trên đường.
Kiểm tra hệ thống điện ở nắp ca-pô. |
Các rắc cắm điện trên xe cũng rất dễ bị gỉ khiến hệ thống điện không ổn định vào mùa đông. Cần làm sạch để chúng tiếp xúc với nhau tốt hơn không ảnh hưởng đến hệ thống điện của xe.
Đồng thời, kiểm tra các dây điện có bị đứt, gãy bằng cách lật ca-pô lên và tự mình kiểm tra hệ thống dây điện tại nhà.
Cần gạt mưa
Theo nhà sản xuất, cần gạt mưa nên được sử dụng nước có chất tẩy rửa và không được để nước cạn. Thay cần gạt mưa mỗi 6 tháng để đảm bảo không mòn quá mà mất tác dụng.
Những mẹo nhỏ hữu ích này sẽ giúp các tài xế chăm sóc tốt nhất cho “xế” khi mùa đông đã đến.
Xuân Khải