Từ khi ra trường, trong suốt hơn chục năm kể từ khi bắt đầu đi làm, tôi đã tham gia nhiều buổi họp lớp, kể cả các buổi họp lớp cấp tiểu học, cấp hai, cấp ba, đại học, thậm chí có vài lần họp lớp đào tạo, nâng cao. Càng có nhiều trải nghiệm, bạn sẽ càng có nhiều cảm xúc.
Dù vậy sau tốt nghiệp, mỗi người đều có cuộc sống riêng với thế giới riêng, quan điểm khác nhau, mục đích đến họp lớp vì thế cũng không giống nhau.
5 kiểu người thích đi họp lớp
Những người thích tham gia họp lớp thường có những đặc điểm sau:
Kiểu người thành đạt thích khoe khoang
Họ là những người học giỏi, xếp thứ nhất trong lớp sau khi đi làm vài năm thường có sự nghiệp tương đối tốt và kiếm được nhiều tiền hơn. Hoặc những người học kém nhưng vẫn giàu có nhờ kinh doanh hoặc thừa hưởng từ cha mẹ.
Nhìn chung khi đã có thành tích thì tâm lý chung của mọi người đều muốn "vinh quy bái tổ", ăn mặc sang trọng về nhà và tìm cách khoe khoang với bạn bè, họ hàng.
Và họp lớp là một trong những cơ hội để họ thể hiện được điều đó.
Khi tham gia họp lớp, những đối tượng này thường vội vã tranh giành thanh toán mọi hóa đơn nhằm khoe thành tích, độ giàu có. Đồng thời họ luôn hy vọng nhận được lời khen và hưởng thụ ánh mắt ngưỡng mộ của người khác dành cho mình.
Họ mong những người quen cũ nhìn vào, đặc biệt là những người đã từng coi thường họ phải mở rộng tầm mắt và nhìn thấy bây giờ họ xinh đẹp như thế nào.
Phụ nữ giàu có và lấy được chồng giàu
Bạn có thể thử nghĩ xem, trong một buổi họp lớp, các bạn nữ trong lớp so sánh với nhau những gì?
"Ôi, bạn thậm chí còn xinh đẹp hơn bạn mười năm trước".
"Không, da của bạn ngày càng sáng hơn so với lúc còn đi học. Để tôi kể cho bạn nghe, bạn thường sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nào?"
Bạn có thường nghe thấy câu đối thoại kiểu này trong những buổi họp lớp nhiều năm sau không?
Trong khi sự cạnh tranh giữa các bạn nam là về sự nghiệp và tiền bạc, thì nội dung để phụ nữ so sánh với nhau đều xoay quanh ngoại hình, làn da, thân hình, váy vóc, con cái,...Và tất nhiên, điều đáng để khoe nhất đó chính là người chồng của mình.
Lúc này, thường có kiểu phụ nữ có thể vươn lên mạnh mẽ và tỏa sáng giữa đám đông. Loại phụ nữ này là người lấy được người chồng tốt nên không phải lo cơm ăn áo mặc, thậm chí còn trở nên giàu có. Ngay khi xuất hiện, cô ấy sẽ ngay lập tức trở thành tâm điểm của các bạn cùng lớp.
Từng là tình cũ
Một số học sinh khi còn đi học đã yêu một bạn cùng lớp nào đó trong lớp, đây cũng là hiện tượng bình thường ở thanh thiếu niên.
Sau khi tốt nghiệp, mỗi người một ngả. Chớp mắt, nhiều năm trôi qua và cả hai không bao giờ gặp lại nhau.
Giờ đây, đột nhiên có người tổ chức họp lớp, một chút háo hức được gặp lại những người mà bạn đã nhớ nhung cũng khiến bạn không thể từ chối tham gia.
Nếu có thể kiềm chế được tình cảm cũ, quên nhau trên đời, khi gặp lại chỉ là bạn bè thì điều đó đương nhiên có thể chấp nhận được.
Người muốn tạo mối quan hệ
Những người này tham gia vào các buổi họp lớp không chỉ để tìm lại kỷ niệm đẹp thuở đi học mà được xem xét từ góc độ lợi ích.
Thực tế, trong cuộc sống, ai cũng có khả năng rơi vào tình cảnh khó khăn. Việc tích cực tham gia họp lớp nhằm thiết lập những mối quan hệ, huy động sức mạnh cũng như sự giúp đỡ của bạn bè mỗi khi gặp khó. Với những người khéo léo, đây cũng là cơ hội để họ mở rộng mối quan hệ với bạn học cũ đã có được nhiều thành công.
Người sống tình cảm
Nhiều người rất trọng tình cảm nên thấy việc họp lớp là cần thiết để gặp lại bạn bè, ôn lại chuyện xưa. Những người sống tình cảm xem việc họp lớp như cơ hội để bạn bè cùng nhau chia sẻ về cuộc sống, công việc hiện tại và tương lai. Với họ, những buổi giao lưu như thế này không chỉ khắc sâu tình cảm mà có thể giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
3 kiểu người không bao giờ đi họp lớp
Trong khi nhiều người luôn mong đến dịp lễ tết để được tụ họp, gặp gỡ bạn bè thì cũng có nhiều cá nhân luôn né tránh họp lớp. Họ là những tuýp người sau:
Người có địa vị
Địa vị của những người này trong xã hội tương đối cao. Họ đủ sự giàu có, mối quan hệ rộng nên không thấy cần thiết phải kết giao với ai trong buổi họp lớp. Nhóm người này có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống, không lãng phí thời gian vào những cuộc tụ tập mà theo họ là vô nghĩa. Hơn nữa vì quá bận rộn nên họ cũng không có thời gian tham gia.
Người hướng nội
Những đối tượng này thường ít nói, không tiếp xúc nhiều với các bạn trong lớp ngay từ khi đi học. Sau khi tốt nghiệp, hầu như họ không tiếp xúc và giao lưu với bạn học cũ. Những buổi họp lớp tụ tập đông người chắc chắn họ cũng sẽ ngại tham gia.
Người có cuộc sống khó khăn
Việc kết nối với bạn bè cũ không chỉ là hâm nóng tình cảm mà phần nào đó muốn so sánh về kinh tế, địa vị trong xã hội. Với nhiều người có cuộc sống hiện tại khó khăn, không bằng bạn bằng bè khiến họ tự ti, không dám đi họp lớp. Họ không muốn phơi bày cuộc sống của mình trước mặt bạn bè vì sợ bị chê cười nên cũng từ chối tham gia.
Nhìn chung, những buổi họp lớp là cơ hội để bạn được sống lại cảm giác học tập chăm chỉ bên khung cửa sổ hay tình bạn trong sáng của những người bạn học cũ. Vì vậy, đừng để buổi họp lớp đơn giản bị ảnh hưởng bởi những xu hướng xã hội, gắn liền với lợi ích tài chính hay những mối quan hệ mờ ám gây tổn hại đến gia đình hiện tại.
Theo 163.com