Túi khí không phải "cứ đâm là nổ"
Một điều mà mọi người hay lầm tưởng rằng khi xảy ra va chạm thì mặc định túi khí sẽ phải bung. Tuy nhiên có những trường hợp, xe bị va chạm nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.
Không phải tất cả các loại túi khí trên xe sẽ bung khi ôtô xảy ra va chạm mà trong mỗi trường hợp nhất định, loại phù hợp mới được kích hoạt. Đối với túi khí người lái và hành khách thì hệ thống túi khí SRS phía trước được thiết kế để kích hoạt với những va đập nghiêm trọng phía trước. Thiết bị sẽ nổ nếu mức độ va đập phía trước vượt quá giới hạn thiết kế, tương đương với vận tốc va đập từ khoảng 20 – 25 km/h khi va đập trực diện vào vật thể cố định không biến dạng.
Túi khí trước sẽ không bung khi va chạm xảy ra ở đuôi xe. |
Nếu mức độ va đập thấp hơn giới hạn, túi khí phía trước có thể không nổ. Tuy nhiên, ngưỡng này sẽ cao hơn đáng kể nếu xe đâm vào vật thể có thể dịch chuyển như xe đang đỗ, cột mốc hoặc biến dạng khi va đập vào những vật thể nằm dưới mũi xe và sàn xe hoặc khi đâm vào gầm xe tải.
Đối với túi khí bên và túi khí rèm thì những thiết bị này được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn. Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở sườn xe nhưng không ở khu vực khoang hành khách, các thiết bị này có thể không nổ hoặc chỉ nổ một bên.
Túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn?
Một vấn đề cũng thường được nhắc đến về túi khí là mối quan hệ giữa túi khí và dây đai an toàn. Khi xảy ra va chạm thì liệu túi khí có bung nếu không thắt dây an toàn? Câu trả lời chính xác là tùy vào cách thiếp lập của từng hãng xe. Hầu hết xe Nhật, ví dụ như xe Toyota thiết kế hệ thống túi khí và dây an toàn độc lập nhau. Nếu cảm biến tính toán vụ va chạm đủ nguy hiểm để bung túi khí thì túi khí sẽ bung mà không cần quan tâm tới dây an toàn có cài hay không.
Một số hãng xe Đức như Volkswagen, BMW cũng thiết kế hai công nghệ này độc lập. Tuy nhiên, như Mercedes, hãng xe này lại cấu trúc túi khí và dây an toàn phụ thuộc nhau, nếu không thắt dây an toàn thì túi khí không bung. Nhưng cảm biến trên xe Mercedes vẫn được thiết lập thông minh để trong trường hợp nhận thấy va chạm quá nguy hiểm, dù không thắt dây an toàn thì túi khí cũng vẫn bung.
Tùy từng hãng xe mà túi khí và dây đai an toàn hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc nhau. |
Có một số hãng xe thiết kế theo nguyên tắc túi khí chỉ bung khi người ngồi thắt dây an toàn và đặt tình trạng cảnh báo cho người dùng. Trên một vài dòng xe, đèn túi khí sẽ báo "Airbag OFF" nếu không thắt dây an toàn và bật sang ON nếu thắt.
Như vậy, việc túi khí bung hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực va chạm, góc va chạm, việc thắt dây an toàn hay không và tùy vào cách thiết lập ngưỡng túi khí hoạt động của từng hãng xe.
Liên quan đến sự việc mới đây hơn 20.000 xe Vios và Yaris sản xuất trong khoảng 2009-2012 được Toyota Việt Nam (TMV) triệu hồi để thay thế cụm bơm túi khí do Takata sản xuất. Những xe này bị lỗi tương tự như hàng chục triệu xe trên toàn thế giới trong cuộc khủng hoảng của Takata. Theo đó, Takata sử dụng hợp chất amoni nitrat Theo thông báo, TMV sẽ tiến hành triệu hồi từ ngày 28/8 trên toàn quốc, đối tượng là 18.138 xe Vios lắp ráp trong nước (từ 5/1/2009 đến 29/12/2012) và 1.877 xe Yaris nhập khẩu (từ 1/9/2009 đến 31/8/2012) bị lỗi cụm bơm túi khí do Takata cung cấp.
"Các chương trình triệu hồi thay thế túi khí Takata hoàn toàn không liên quan đến một số ý kiến về việc túi khí trên xe Toyota không nổ trong một số vụ tai nạn giao thông gần đây.", Toyota Việt Nam nhấn mạnh trong thông cáo mới nhất. Thông điệp rõ ràng, cho thấy TMV luôn đối mặt với thực tế và thể hiện trách nhiệm với người tiêu dùng. Trước Toyota, Honda Việt Nam cũng đã có 4 đợt triệu hồi với tổng số khoảng 28.000 xe tại Việt Nam, đây là con số khá lớn do Honda sử dụng nhiều túi khí của Takata cho các mẫu xe của mình, do cũng nắm cổ phần của hãng túi khí này. |
|||
An Nhiên