Trong một thông cáo mới phát đi, Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ cho biết Ford đã đồng ý trả khoản tiền phạt khổng lồ, bao gồm khoản thanh toán trả trước là 65 triệu USD, vì cáo buộc hãng sản xuất ô tô này đã không nộp báo cáo triệu hồi đúng hạn và một số báo cáo có thông tin không chính xác.
NHTSA cho biết trong một tuyên bố: "Tổng số tiền phạt dân sự là 165 triệu USD, khoản tiền phạt này chỉ đứng thứ hai sau lệnh phạt với túi khí Takata trong lịch sử 54 năm của cơ quan này".
Hình phạt của Ford bắt nguồn từ cuộc điều tra kéo dài nhiều năm về cách xử lý lỗi camera an toàn lật xe của hãng sản xuất ô tô này trên một số mẫu xe, bao gồm cả dòng xe tải F-150 và xe SUV Explorer phổ biến.
NHTSA cho biết họ đã nhận được 15 khiếu nại về camera hiển thị màn hình đen. Ford cho biết không có thương tích hoặc tử vong nào liên quan đến đợt triệu hồi này.
“Việc triệu hồi kịp thời và chính xác là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường của chúng ta,” Phó quản trị viên NHTSA Sophie Shulman cho biết trong một tuyên bố. “NHTSA cam kết đảm bảo các nhà sản xuất tuân thủ các luật được thiết kế để giữ an toàn cho đường sá của chúng ta. Khi các nhà sản xuất không ưu tiên sự an toàn của công chúng Hoa Kỳ và không thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật liên bang, NHTSA sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm.”
Ford cũng sẽ hoạt động theo một nghị định đồng thuận có thời hạn ba năm, yêu cầu công ty phải tuân theo các khuyến nghị do bên giám sát thứ ba độc lập đưa ra.
Ford cho biết họ không đồng tình với kết luận của NHTSA nhưng đã đồng ý với nghị định này để giải quyết các vấn đề về mặt hành chính với cơ quan quản lý.
Ford đã phải vật lộn với các vấn đề kiểm soát chất lượng trong những năm gần đây, số lượng các đợt triệu hồi dồn dập trong mỗi năm đã gây áp lực lên nhuận ròng của công ty. Vào tháng 7, cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh sau khi công ty báo cáo thu nhập quý vượt xa kỳ vọng, nguyên nhân là do sự gia tăng chi phí bảo hành.
Tại Mỹ, Ford là hãng xe triệu hồi ô tô nhiều nhất vào các năm 2022 và 2023, lần lượt 68 đợt và 56 đợt triệu hồi, ảnh hưởng đến hàng triệu mẫu xe khác nhau.
Các nhà phân tích của Barclays đã viết trong một lưu ý nghiên cứu ngay sau khi công bố thu nhập mùa hè rằng: "Những thách thức về bảo hành gây khó chịu cho các nhà đầu tư vì chúng xảy ra sau nhiều vấn đề về bảo hành khác trong những năm trước và đôi khi kéo dài kết quả mà không báo trước".
Tổng giám đốc điều hành của Ford, Jim Farley cho biết công ty đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về kiểm soát chất lượng, trong đó có nhiều vấn đề xuất phát từ các sản phẩm được sản xuất trước năm 2021.
Farley đã chỉ ra việc công ty tăng 14 bậc trong báo cáo "chất lượng ban đầu" của JD Power vào đầu năm nay như một dấu hiệu cho thấy công ty đang đạt được tiến bộ trong việc giải quyết những vấn đề đó.
Anh Nguyễn