Đồng thời dải đất hình chữ S cũng là địa điểm thứ 4 trên thế giới tổ chức chặng đua F1 đường phố "street" bên cạnh Monaco, Singapore và Azerbaijan với 22 khúc cua và tổng chiều dài đường đua 5,565 km. Đường đua F1 tại Mỹ Đình có chiều dài giống như đa phần các địa điểm khác trên thế giới vào khoảng 5-6 cây số, trừ đường đua Pescara ở Ý chỉ được chọn để tổ chức giải vô địch thế giới F1 một lần duy nhất vào năm 1957.
Đường đua F1 Singapore Grand Prix "chất" nhất Đông Nam Á. |
Đường đua công thức 1 là cỗ máy "xay tiền"
Đường đua Thượng Hải đã từng là cái tên đắt giá nhất thế giới với chiều dài 1 vòng là 5,451 km gồm 16 khúc cua, 7 về bên trái và 9 về bên phải. Đoạn đường thẳng dài nhất giữa khúc cua thứ 13 và 14 có chiều dài 1,175 km, là một trong hai khu vực DRS trên trường đua và là điểm vượt mặt ưa thích của tất cả tay đua với điểm xác định DRS nằm ở trước cua thứ 12. Tổng số vốn đầu tư đường đua là niềm tự hào của người dân tại thành phố được mệnh danh "Paris Phương Đông" ở mức "chỉ" nửa tỷ USD.
Tuy nhiên những con số đó chẳng thấm tháp vào đâu nếu so với "ông kẹ" Abu Dhabi. Với tổng chi phí xây dựng là 1,322 tỉ USD, đường đua Abu Dhabi ở UAE đã trở thành cung đường F1 đắt giá nhất thế giới. Đây là tác phẩm thứ 6 trong lĩnh vực đường đua F1 của kiến trúc sư người Đức Hermann Tilke, sau Sepang (Malaysia), Bahrain (Bahrain), Thượng Hải (Trung Quốc), Istanbul Park (Thổ Nhĩ Kỳ) và Valencia (Tây Ban Nha). Được biết, vị kiến trúc sức tài hoa này cũng là "cha đẻ" của cung đường F1 được chờ đợi tại Mỹ Đình, Hà Nội.
Ngoài ra bên cạnh chúng ta còn có một đường đua "trứ danh" khác là đường đua đêm độc đáo ở Singapore đã đi vào lịch sử F1. Tương tự như Monaco và tới đây là Hà Nội, đường đua Marina Bay ở Singapore được thiết kế ngay trong thành phố. Đường đua có chiều dài 5,073 km với 23 khúc cua, trong đó có những khúc cua nổi tiếng về độ khó như số 10, 13, gây rất nhiều khó khăn cho các tay đua. Ngoài ra những con số như đường đua Marina Bay rộng 799.000 m2 (tương đương diện tích 80 sân bóng đá).
Đường đua F1 tại Mỹ Đình tốn kém cỡ nào?
Giải đua xe F1 đã trải qua lịch sử hơn 60 năm tổ chức, với rất nhiều chặng đua diễn ra trên các đường đua đẹp. Vì thế, khi thiết kế đường đua mới, các kiến trúc sư thường lấy cảm hừng từ thiết kế nổi bật trên các đường đua kinh điển. Theo phong cách thiết kế thường thấy của Herman Tilke, đường đua Mỹ Đình dài 5,565 km gồm 22 góc cua, kết hợp từ tốc độ cao tới trung bình cùng đoạn đường thẳng dài. Đoạn đường thẳng chính được dự tính dài tới 1,5km, nơi tốc độ đoàn đua có thể được đẩy tới 335km/h. Đây sẽ là một trải nghiệm thú vị với người hâm mộ F1 Việt Nam.
Đường đua Mỹ Đình có tổng chiều dài 5,565 km. |
Thực tế, đường đua được nâng cấp từ đường phố tiêu tốn rất nhiều chi phí nâng cấp, bảo trì tính theo từng năm để luôn đảm bảo tiêu chuẩn của Liên đoàn ô tô Quốc tế. Theo Raconteur, số tiền bỏ ra để trả lương cho nhân sự lên tới 16 triệu USD, trong đó có 6,6 triệu USD dành riêng cho đội marketing và tổ chức. Để một chặng đua đi vào hoạt động, BTC cần thuê trung bình 600 nhân viên. Chưa kể đến 120 lính cứu hỏa thường trực sẵn sàng xử lý những sự cố cháy nổ.
Phương tiện đi lại, văn phòng và các tiện ích khác sẽ ngốn khoảng 6 triệu USD . 4,5 triệu USD cho các chi phí liên quan đến máy xây dựng như cần cẩu và khoảng 350 bình chữa cháy đặt ở mỗi 15m đường đua. Ngoài ra, BTC cũng cần chi 1 triệu USD để mua bảo hiểm.
Ngoài ra khán đài 80.000 chỗ ngồi cho các CĐV đến xem trực tiếp cũng là một yêu cầu bắt buộc phải có. Chi phí xây dựng ít nhất 14 triệu USD. Chi phí để xây dựng hàng rào bảo vệ khán giả xung quanh đường đua là 8 triệu USD. Tiền thuê nhà làm pit-stop (trạm dừng) cũng không dưới 8 triệu USD. Bên cạnh đó là 1 triệu USD tiền mua bảo hiểm, các chi phí đi lại, văn phòng, trang thiết bị phòng cháy...
Còn về tổ chức một giải đua hàng năm ra sao. Nhìn sang nước bạn như đảo quốc sư tử chẳng hạn, Singapore phải chi khoảng 150 triệu USD (60% do chính phủ chi trả) để tổ chức giải đua F1 diễn ra trong 3 ngày. Đặc biệt, đây là quốc gia duy nhất tổ chức trên đường phố và vào buổi đêm.
HOÀNG SƠN