1. Nghề giáo không dễ làm: Vì một chiếc áo khoác, cô giáo bị phụ huynh tố cáo
Báo chí Trung Quốc đưa tin: Một cô giáo xinh đẹp, trẻ tuổi ở Thẩm Dương mua một chiếc áo khoác lông đắt tiền và đăng ảnh lên mạng xã hội. Không ngờ, hành động này đã bị một phụ huynh tố cáo lên hiệu trưởng.
Sau khi xem bức ảnh cô giáo đăng, phụ huynh đã chụp màn hình và tra cứu, phát hiện chiếc áo này có giá tới 28.000 nhân dân tệ (hơn 98 triệu đồng), một con số không hề nhỏ.
Họ nghi ngờ về khả năng tài chính của cô giáo, bởi lương giáo viên mỗi tháng chỉ khoảng ba đến bốn nghìn nhân dân tệ, trong khi chiếc áo cô mặc gần bằng cả năm lương. Vậy cô lấy tiền ở đâu ra để mua? Chẳng lẽ phải nhịn ăn nhịn uống?
Qua quá trình điều tra của nhà trường, không tìm thấy bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo nào từ cô giáo. Những nghi ngờ về việc nhận quà từ phụ huynh hay dạy thêm thu phí đều không có cơ sở.
Cô giáo giải thích rằng, lý do cô mua chiếc áo đắt tiền này là vì điều kiện kinh tế gia đình cô khá tốt, cha mẹ thường xuyên hỗ trợ tài chính cho cô.
“Yêu cái đẹp là bản năng của con người”. Không chỉ những giáo viên có công việc ổn định, ngay cả các bà nội trợ toàn thời gian cũng thường mặc áo lông vào mùa đông vì vừa giữ ấm vừa hợp thời trang.
Tuy nhiên, khi đặt trường hợp này vào một giáo viên, điều đó lại trở nên khó chấp nhận trong mắt phụ huynh.
Trong suy nghĩ của nhiều người, giáo viên nên có hình ảnh giản dị và cổ điển. Hình ảnh thời thượng của cô giáo này khiến phụ huynh nghi ngờ.
Mặc dù cô giáo đã giải thích rõ ràng, phụ huynh cảm thấy xấu hổ và thừa nhận hành động của mình là vội vàng, đã hiểu lầm cô giáo. Cuối cùng, họ gửi lời xin lỗi.
Tuy vậy, sự việc này vẫn gây ra tranh cãi trên mạng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhà trường. Vì thế, trường học quyết định đưa ra hình thức kỷ luật nhẹ đối với cô giáo và nhắc nhở mọi người cần chú ý đến hình ảnh cá nhân trong tương lai.
2. Giáo viên cũng là người bình thường!
Trước đây, có một cô giáo thuộc thế hệ 9x, sau khi trúng tuyển làm giáo viên, không chú ý đến việc quản lý hình ảnh bản thân.
Cô thường xuyên ăn mặc thời thượng, yêu thích trang điểm và làm đẹp. Bộ móng tay dài của cô khiến người ta liên tưởng đến các "phi tần" trong phim cung đình.
Hệ quả là mỗi khi cô vào lớp, học sinh trong lớp không tập trung, đặc biệt có một số nam sinh còn huýt sáo. Một số nữ sinh bắt đầu bắt chước phong cách trang điểm của cô, gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh.
Làm giáo viên là phải làm gương. Vì tiếp xúc hàng ngày với học sinh, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến các em. Việc ăn mặc và phong cách của giáo viên chắc chắn sẽ tác động đến nhận thức của học sinh.
Vì lý do này, nhiều trường học đã quy định giáo viên không được mặc trang phục lập dị hay trang điểm đậm để tránh ảnh hưởng không tốt đến học sinh.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng giáo viên cũng chỉ là người bình thường. Họ có quyền lựa chọn trang phục theo sở thích và điều kiện kinh tế của mình.
3. Phụ huynh cần làm gương và hướng dẫn con cái đúng đắn
Thứ nhất, phụ huynh là tấm gương cho con học tập.
Hành vi và thái độ của phụ huynh ảnh hưởng đến con cái còn sâu sắc hơn cả giáo viên.
Nếu không muốn con cái trở nên quá coi trọng hình thức hay bị ám ảnh bởi vật chất, cha mẹ cần làm gương, thể hiện sự khiêm tốn, trung thực, và giản dị.
Thay vì chạy theo so sánh về vật chất, hãy dạy con hiểu rằng giá trị của một người không được quyết định bởi những gì họ sở hữu mà bởi phẩm chất, hành vi và tính cách bên trong của họ.
Thứ hai, hướng dẫn con có quan niệm đúng đắn về tiền bạc.
Hãy giúp trẻ xây dựng ý thức quản lý tài chính từ những việc nhỏ nhất.
Khi đi siêu thị, cha mẹ có thể dẫn con theo để trẻ nhận biết giá cả, học cách so sánh, và hiểu giá trị của tiền bạc.
Ngoài ra, việc cho con một khoản tiền tiêu vặt và hướng dẫn trẻ quản lý chi tiêu cũng rất cần thiết. Điều này giúp trẻ hình thành ý thức tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.
Bằng cách đồng hành và dạy dỗ con cái đúng cách, cha mẹ sẽ giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc không đến từ những giá trị vật chất mà nằm ở nội tại của mỗi người và những mối quan hệ yêu thương xung quanh.
Thanh Hương