Mắc bệnh bạch hầu rồi có thể tái nhiễm không? Chuyên gia giải đáp

Thứ 4, 10/07/2024 10:19
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Việt Nam nằm trong vùng lưu hành bệnh và ghi nhận ca mắc và tử vong hàng năm.

Mắc bạch hầu rồi có thể tái nhiễm không?

Trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi có vắc xin tiêm phòng bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu đã giảm xuống.

Thời gian gần đây, số ca mắc bạch hầu đã gia tăng trở lại ở một số "vùng trũng" tiêm chủng (không tiêm vắc xin, tiêm không đủ liều). Đặc biệt, mới đây, 1 nữ sinh tại Nghệ An tử vong sau khi mắc bạch hầu khiến cho nhiều người phải cách ly theo dõi.

Theo Ths.BS Trần Đăng Khoa, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM), bạch hầu là bệnh truyền nhiễn nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, người đã từng mắc bạch hầu vẫn có nguy cơ tái nhiễm, do vậy người dân không nên chủ quan khi đã mắc bệnh.

Thông thường, người đã mắc bạch hầu sẽ có miễn dịch lâu dài, có thể bảo vệ suốt đời nếu không bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế miễn dịch, do bệnh ác tính, HIV… Tỷ lệ tái nhiễm bệnh bạch hầu là khoảng 2-5%.

Mắc bệnh bạch hầu rồi có thể tái nhiễm không? Chuyên gia giải đáp- Ảnh 1.

Các kiểu gen của vi khuẩn bạch hầu khi phân tích bằng phương pháp di truyền phân tử (ảnh minh họa)

"Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, bệnh nhân có thể mang khuẩn một thời gian từ vài ngày đến 2 tuần hoặc từ 2 tuần đến 1 tháng. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân, một số người lành có thể nhiễm, mang trùng. Vì vậy để tránh tình trạng gieo rắc vi khuẩn ra tập thể lành, bệnh nhân phải được cách ly và chỉ xuất viện khi cấy dịch hầu họng 3 lần âm tính cách nhau 5-7 ngày", bác sĩ Khoa cho hay.

Bệnh bạch hầu vẫn đang lưu hành ở Việt Nam nhưng có thể phòng ngừa bằng việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu và các biện pháp bảo vệ các bệnh lây qua đường hô hấp như:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Che miệng khi hắt hơi hoặc ho; Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

- Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng.

- Với những người xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh

Theo bác sĩ Khoa, cách dự phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là chủng ngừa. Vắc xin phòng bạch hầu được tích hợp trong nhiều loại vắc xin kết hợp có thể tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người lớn, một số loại thường gặp là:

- Vắc xin 6 trong 1 (Hexaxim hoặc Infanrix Hexa): Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Viêm gan B, bại liệt và bệnh do Hib.

- Vắc xin 5 trong 1 (Pentaxim): bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và bệnh do Hib.

- Vắc xin ComBE Five: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan B.

- Vắc xin 4 trong 1 (Tetraxim): bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

- Vắc xin 3 trong 1 (Boostrix): bạch hầu, ho gà, uốn ván.

- Vắc xin 2 trong 1: bạch hầu và uốn ván.

Các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần phải được theo dõi lâm sàng tối thiểu một tuần; cấy phết hầu họng tìm vi khuẩn bạch hầu, và nếu dương tính thì sẽ dùng kháng sinh điều trị cho đối tượng này.

"Người tiếp xúc gần bệnh nhân nếu tình trạng miễn dịch chưa đầy đủ nên chích ngay 1 liều vắc xin theo tuổi và hoàn thành các mũi còn lại theo lịch", bác sĩ Khoa nói.


Ngọc Minh

Cùng chuyên mục

Thảm bại 1-9 trước Brazil, tuyển Thái Lan “trở về mặt đất” sau tấm vé đi tiếp ở World Cup

Thứ 6, 20/09/2024 21:40
Tuyển Thái Lan vẫn tỏ ra quá yếu khi phải chạm trán đội mạnh nhất thế giới là Brazil.

Sự thật về clip người đàn ông lội nước xin cứu trợ, nói “7 ngày chưa ăn gì” ở Phú Thọ

Thứ 6, 20/09/2024 21:39
Vào ngày xảy ra sự việc, ông D. lội nước ra đầu ngõ xin đồ cứu trợ. Khi đoàn hỏi ông "đã ăn gì chưa?" thì ông đáp "7 ngày chưa được ăn gì". Thông tin này sau đó được xác định là hoàn toàn sai sự thật. Ông D. đã lên tiếng xin lỗi.

Cụ bà nhặt bọc tiền, được chủ nhân hậu tạ hơn 300 triệu đồng nhưng từ chối nhận: Chỉ quyết xin 1 thứ này

Thứ 6, 20/09/2024 20:00
Dẫu hoàn cảnh của cụ bà này vô cùng khó khăn. Chắc chắn số tiền này sẽ giúp ích cho cuộc sống của bà trong tương lai. Song bà vẫn nhất định không nhận. 

5 cách hành xử khiến người EQ thấp bị trừ "âm điểm", ai cũng muốn xa lánh

Thứ 6, 20/09/2024 19:29
Để cải thiện chất lượng cuộc sống và mối quan hệ, việc nhận thức và phát triển EQ là rất quan trọng.

CKTG 2024 bỗng hóa "Jujutsu Kaisen", cả Chovy cũng hưởng ứng

Thứ 6, 20/09/2024 19:00
CKTG 2024 bỗng nhiên hóa thành một phiên bản của "Jujutsu Kaisen".
     
Nổi bật trong ngày

Cuộc "ngã giá" Công Phượng, ly cà phê ở Nhật Bản và nỗi lo từ cú trượt dài của bóng đá Việt Nam

Thứ 5, 19/09/2024 10:23
“Công Phượng” và “cà phê”, đó là hai từ liên tục được người hâm mộ Việt Nam nhắc đến trong những ngày qua, sau khi ngôi sao một thời của bóng đá nước nhà chia tay Yokohama FC.

Bom tấn mới của Tencent chính thức mở thử nghiệm kín, game thủ Việt liệu có chơi được?

Thứ 5, 19/09/2024 12:00
Thời điểm ra mắt của bom tấn mới Tencent đã không còn xa.

CHÍNH THỨC: Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương

Thứ 5, 19/09/2024 15:44
Đại diện trường Đại học Ngoại thương đã xác nhận thông tin này.

Loài vật được cho là "mất tích" sau 55 năm lộ diện khiến các nhà khoa học bất ngờ

Thứ 5, 19/09/2024 19:30
Sau hơn nửa thế kỷ biệt tăm, loài vật được cho là đã biến mất bất ngờ xuất hiện trong ống kính của một nhiếp ảnh gia.

Sân Golf 3 lần liên tiếp được trao danh hiệu "tốt nhất Việt Nam": Do bàn tay của một "huyền thoại" thiết kế

Thứ 5, 19/09/2024 21:59
Sáng ngày 19/09, lễ công bố và trao giải Vietnam Golf & Leisure Awards 2024 diễn ra thành công tại Hà Nội. Sự kiện này không chỉ tôn vinh những sân Golf xuất sắc trên khắp Việt Nam, mà còn góp phần quảng bá mạnh mẽ du lịch Golf của nước nhà ra thế giới.
xe.nguoiduatin.vn