Nằm ngủ gối cao có tốt cho tuổi thọ hay không? Nghiên cứu mới đã làm thay đổi suy nghĩ nhiều người

Nằm ngủ gối cao có tốt cho tuổi thọ hay không? Nghiên cứu mới đã làm thay đổi suy nghĩ nhiều người

Thứ 4, 30/10/2024 12:54
Thói quen ngủ tưởng đơn giản nhưng hóa ra có những tác động không ngờ tới sức khỏe.

Nghiên cứu phát hiện: Ngủ gối quá cao có thể gây đột quỵ

Theo tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Não và Tim mạch Quốc gia Nhật Bản đã xác định một tư thế ngủ có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ do cổ bị cong khi ngủ. Nghiên cứu này tập trung vào các trường hợp bóc tách động mạch đốt sống tự phát (sVAD) – một tình trạng có thể dẫn đến vỡ mạch máu sau gáy và gây đột quỵ – trong mối liên hệ với chiều cao gối mà mọi người sử dụng khi ngủ.

Trường hợp bóc tách động mạch đốt sống tự phát hiện chiếm khoảng 2% tổng số ca đột quỵ, nhưng tỷ lệ này tăng đáng kể lên 10% ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 45.

Nghiên cứu mới được thực hiện với 53 bệnh nhân ở độ tuổi từ 45 đến 56, nhập viện vì sVAD tại Trung tâm Não và Tim mạch Quốc gia từ năm 2018 đến 2023. Kết quả từ nhóm này được so sánh với 53 bệnh nhân khác cũng nhập viện vì đột quỵ hoặc xuất huyết não do nguyên nhân khác trong cùng khoảng thời gian.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và chiều cao gối của các bệnh nhân.

Theo phân loại của nhóm nghiên cứu dựa trên ý kiến từ các chuyên gia trong ngành, gối được chia theo chiều cao: gối từ 12 cm trở lên được xem là "cao" và từ 15 cm trở lên được coi là "cực kỳ cao."

Theo tờ Asahi Shimbun, nghiên cứu phát hiện rằng có đến 34% bệnh nhân sVAD sử dụng gối từ 12 cm trở lên, trong khi chỉ 15% ở nhóm đối chứng dùng loại gối này. Đặc biệt, 17% bệnh nhân sVAD sử dụng gối cao từ 15 cm trở lên, trong khi tỷ lệ này ở nhóm đối chứng chỉ là 1,9%.

Kết luận nghiên cứu chỉ ra rằng gối cao có thể làm cổ bị uốn cong, kéo cằm về phía ngực, và nếu người dùng xoay cổ khi ngủ, có thể dẫn đến rách mạch máu.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng nguy cơ sVAD tăng lên theo độ cao của gối. Kết luận nghiên cứu chỉ ra rằng gối cao có thể làm cổ bị uốn cong, kéo cằm về phía ngực, và nếu người dùng xoay cổ khi ngủ, có thể dẫn đến rách mạch máu.

Bác sĩ giải phẫu thần kinh Tomotaka Tanaka, thành viên nhóm nghiên cứu, khuyến cáo nên tránh sử dụng gối cao trên 15 cm, bởi dù gối mềm, vẫn có thể gây cong cổ nghiêm trọng.

Nhóm nghiên cứu đã gọi tình trạng này là "hội chứng gối tướng quân." Ở Nhật Bản từ thế kỷ 17 đến 19, loại gối cao 12-16 cm, được biết đến với tên gọi "gối tướng quân," từng được các tướng quân, samurai và geisha sử dụng phổ biến để bảo vệ kiểu tóc truyền thống.

Các tài liệu từ giữa thế kỷ 19 đã mô tả gối cao khoảng 12 cm là thoải mái, nhưng cũng nhận định rằng gối thấp, khoảng 9 cm, sẽ có lợi hơn cho sức khỏe về lâu dài, theo Asahi Shimbun.

Mẹo giúp ngủ ngon hơn trong giai đoạn chuyển mùa gần đây

Khi thời tiết chuyển từ hè sang thu, các yếu tố tự nhiên tác động lớn đến giấc ngủ. Bầu trời tối sớm hơn khiến cơ thể sản xuất melatonin sớm, tạo cảm giác buồn ngủ nhanh hơn. Mặt khác, mặt trời mọc muộn vào buổi sáng làm chậm sản xuất serotonin, khiến cơ thể không thể tỉnh giấc một cách tự nhiên mà cần đến chuông báo thức. Sự giảm nhiệt độ vào đầu thu cũng có thể trở thành nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Làm sao để thích nghi với những thay đổi này?

Chọn chăn ga gối phù hợp

Theo Karen Yu, chuyên gia giấc ngủ người Mỹ, chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm màu sắc của chăn ga gối và màu sơn phòng ngủ. Theo bà, màu xanh da trời hoặc xanh lam là tông màu lý tưởng để có giấc ngủ ngon, như đã chia sẻ trên tờ Express.

Màu xanh lam giúp xoa dịu hệ thần kinh, mang lại cảm giác yên bình và thư thái, hỗ trợ cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Về mặt khoa học, mắt có các thụ thể trong võng mạc nhạy cảm với màu xanh lam, từ đó kích hoạt não bộ tiếp nhận hiệu ứng làm dịu từ màu sắc này.

Một nghiên cứu từ công ty Travelodge (Anh) cho thấy những người ngủ trong không gian có tông xanh lam đạt được giấc ngủ lý tưởng trung bình 7 giờ 52 phút, theo Our Sleep Guide (Mỹ). Không chỉ vậy, gần 60% trong số họ cảm thấy hạnh phúc và thư giãn khi thức dậy trong không gian màu xanh da trời.

Chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm màu sắc của chăn ga gối và màu sơn phòng ngủ.

Thử ngủ sớm hơn

Để cơ thể dần quen với nhịp nghỉ ngơi thay đổi, hãy điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn một chút khi thời tiết chuyển sang mùa thu. Thực tế, giấc ngủ của mọi người thường kéo dài thêm từ 30-90 phút vào mùa đông, đây là điều hoàn toàn bình thường.

Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên

Ngay khi thức dậy, hãy tận dụng ánh sáng ban ngày và cố gắng phơi sáng tự nhiên suốt cả ngày, như vào giờ nghỉ trưa. Nếu không có điều kiện, bạn có thể sử dụng đèn SAD để bù sáng. Ánh sáng tự nhiên giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể.

Duy trì thói quen tập thể dục

Mặc dù thời tiết lạnh có thể làm giảm động lực tập luyện, hãy thử bắt đầu ngày mới bằng một buổi đi bộ nhanh. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi sâu vào ban đêm, giúp cơ thể sảng khoái hơn khi thức dậy.

Hạn chế caffeine trước khi ngủ

Theo bác sĩ Hana Patel, chuyên gia về giấc ngủ thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, caffeine có thể phá vỡ chu kỳ nghỉ ngơi và làm cơ thể khó thư giãn. Do đó, cần tránh tiêu thụ caffeine từ 3 đến 4 giờ trước khi đi ngủ, kể cả trong trà. Ngoài việc giữ cơ thể tỉnh táo, caffeine còn có thể gây căng thẳng và tăng cảm giác lo lắng.

Thùy Linh (Theo Stheadline, Sun, Express…)

 

Cùng chuyên mục

3 cách xác thực sinh trắc học ngân hàng nhanh nhất, dễ nhất

Thứ 6, 03/01/2025 10:38
Từ 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản và thanh toán thẻ online.

Trường hợp duy nhất có thể rút tiền tại ATM nếu chưa xác thực sinh trắc học

Thứ 6, 03/01/2025 10:36
Đây là trường hợp duy nhất khách hàng vẫn có thể rút tiền tại cây ATM khi chưa xác thực sinh trắc hoạ từ 01/01/2025. Tuy nhiên, người dùng được khuyến nghị nhanh chóng cập nhật thông tin để tránh gián đoạn giao dịch.

Cách phản ánh vi phạm giao thông trên ứng dụng VNeTraffic

Thứ 6, 03/01/2025 10:34
Từ 2025, người dân sẽ có thêm một công cụ đắc lực để tố cáo các hành vi vi phạm giao thông, giúp tăng cường giám sát và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông.

2 khung giờ khi tham gia giao thông từ 1/1/2025 người dân cần lưu ý

Thứ 6, 03/01/2025 10:34
Từ ngày 1/1/2025, người dân cần chú ý để áp dụng theo quy định mới khi tham gia giao thông.

Hậu vệ ĐTVN tiết lộ về pha kiến tạo ở đẳng cấp cao cho Xuân Son, hóa ra tất cả đều đã được tính toán

Thứ 6, 03/01/2025 10:32
Văn Thanh đã có tình huống thoát xuống và đánh đầu chuyền bóng rất vừa tầm để Xuân Son ở phía trong dứt điểm tung lưới tuyển Thái Lan.
     
Nổi bật trong ngày

Nhận miễn phí bom tấn đầu năm quá chất lượng, game thủ phấn khởi trước phần quà "đỉnh nóc"

Thứ 5, 02/01/2025 10:20
Chắc chắn phần lớn các game thủ sẽ rất vui vẻ trước món quà ý nghĩa ngày đầu năm này.

Vì sao hơn một nửa phi đội MiG-29SMT của Nga bị bỏ rơi và rỉ sét ở Kursk?

Thứ 5, 02/01/2025 11:07
Những hình ảnh sốc về hàng chục chiếc MiG-29 của Nga đang rỉ sét tại một căn cứ không quân bỏ hoang, đang làm dấy lên nhiều câu hỏi đến từ các chuyên gia quân sự.

Huawei ra mắt mẫu tai nghe có hộp sạc gốm, giá 4,9 triệu đồng

Thứ 5, 02/01/2025 13:59
Huawei vừa chính thức ra mắt FreeBuds Pro 4 - thế hệ tiếp theo của dòng tai nghe nhét tai không dây (TWS) FreeBuds Pro Series.

Trọng tài người Indonesia đảm nhiệm vai trò "nhạy cảm" ở đại chiến Việt Nam vs Thái Lan tối nay

Thứ 5, 02/01/2025 15:44
Từ đầu AFF Cup 2024 tới giờ, VAR đã gây ra nhiều tranh cãi nên được dự đoán có thể đóng vai trò quan trọng tại 2 trận Chung kết.

Nam NSND yêu bạn gái kém gần 40 tuổi, U70 như "hồi xuân" sau nhiều năm cô độc, không gia đình

Thứ 5, 02/01/2025 17:03
Ở tuổi U70, NSND Việt Anh đang hạnh phúc bên bạn gái 9X. Ông thường xuyên viết về tình yêu trên trang cá nhân.
xe.nguoiduatin.vn