Trong khoảng vài năm trở lại đây, những chiếc Sidecar Ural (mô tô ba bánh) xuất hiện trở lại ngày càng nhiều trên đường phố, cùng với đó là sự ra đời của nhiều nhóm chơi loại xe này cũng được thành lập.
Những chiếc xe sidecar tới từ các thương hiệu trứ danh toàn cầu như như BMW (Đức), Jawa (Tiệp Khắc cũ), Trường Giang (Trung Quốc), Dnepr, Harley-Davidson (Mỹ) và đặc biệt nhiều nhất là của hãng Ural (Nga).
Theo một người chơi xe lâu năm chia sẻ, khoảng 80% số lượng xe sidecar Ural trên đường phố Việt Nam có nguồn gốc là xe thanh lí từ những đơn vị như quân đội, công an… đa phần các xe này đã không được sử dụng và bị đắp chiếu trong nhiều năm trước khi được đem ra bán lại cho những người có đam mê.
Do đó mà chất lượng xe đã bị xuống cấp rất nhiều từ hình thức cho tới hệ thống điện, máy móc, đến dẫn động… Và để những con “mãnh thú 3 chân” này hồi sinh, không ít người chơi mua xác về sau đó nhờ tới thợ lâu năm tu sửa dựng lại, hoặc một số ít mua đồ về tự tay “lắp ráp” và bỏ ra hàng nghìn giờ công để phục chế lại chúng.
Theo chia sẻ của anh Hanh Nguyen (nickname trên Facebook), phó chủ nhiệm của CLB Minsk Thái Nguyên chia sẻ, để những chiếc Sidecar "sống lại" đòi hỏi rất nhiều công đoạn và mất rất nhiều thời gian, đặc biệt khó khăn nhất là việc tìm đồ cho xe.
Nắn chỉnh lại phần khung thân là công đoạn quan trọng nhất trong việc phục chế lại xe. |
Hầu hết những chiếc sidecar Ural khi mới mua thanh lí về đa phần đều trong tình trạng xuống cấp như khung vỏ bị han gỉ, mục nát, hệ thống máy móc không hoạt động. Do đó, để có thể “hồi sinh” phải mất rất nhiều công đoạn như: nắn chỉnh lại phần khung thân xe, gò hàn lại các chi tiết như bình xăng, ống xả,... cho đến việc sửa chữa động cơ, hệ thống điện, truyền dẫn.
Phần vỏ cũng chiếm một khoảng thời gian khá dài trong việc phục chế khi các chi tiết phải cần tới hàn, gò nhưng do điều kiện trang bị kỹ thuật không có anh đành phải nhờ tới các tiệm gò hàn của các gara ô tô. Ngoài ra, rất nhiều chi tiết khác trên xe anh Hanh Nguyen cũng phải tự chế và bắt trước làm theo nguyên mẫu.
Hệ thống điện phải kéo lại từ đầu. |
Tiếp theo là đến phần máy (động cơ) do không đủ bộ phận từ xéc măng đến chốt ắc quả cho đến bộ số lùi, hộp số, dây điện…. Trong đó riêng bộ số lùi đã tiêu tốn của anh Hanh Nguyen số tiền là 9 triệu đồng, đó là chưa kể tới việc mua bộ số mới.
Bên cạnh đó, nhiều bộ phận trên xe được các anh em chơi tặng nên giảm bớt được khá nhiều thời gian trong công đoạn tìm đồ cho xe và giảm bớt 1 phần chi phí. Thông qua đây, anh Nguyen muốn nhắn gửi lời cảm ơn tới tất cả các anh em đã giúp đỡ anh hoàn thiện “chiến binh đường phố” với niềm đam mê cháy bỏng của mình.
Cũng theo anh Hanh Nguyen cho biết thêm, “xác” của chiếc Sidecar Ural được anh mua vào tháng 3 năm 2017 và mất 2 ngày để giao dịch, đàm phán với chủ xe mới có “rinh” được “vợ 2” về nhà. Tổng chi phí hoàn thiện cho chiếc sidecar Ural từ thời điểm mới mua cho tới lúc hoàn thiện cũng “ngốn” 3, 4 lần số tiền lúc mới mua về.
Ngắm trọn bộ ảnh Sidecar Ural phục chế từ đống sắt vụ đến “chiến binh đường phố”:
Ural là hãng xe mô tô lớn nhất trong số ít ỏi một vài hãng còn duy trì sản xuất dòng xe mô tô 3 bánh. Xuất hiện từ năm 1941 để phục vụ cho Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II, những chiếc Sidecar 3 bánh Ural hiện vẫn liên tục được hãng xe này sản xuất cho tới ngày nay.
Cái tên Ural bắt nguồn từ tên một dãy núi hiểm trở có chiều dài hơn 2.400 km, kéo dài từ vùng địa cực của Nga cho đến miền bắc Kazakhstan. Cái tên này cũng đã được đặt cho hãng sản xuất xe máy và sidecar của Nga trong suốt hàng thập kỷ nay. Những chiếc xe được thiết kế và sản xuất bởi IMZ-Ural và sử dụng động cơ của BMW.
Xem thêm video