Do mức thu nhập, mức sống của đại đa số người dân Việt ở còn thấp, tâm lý nhiều đời "ăn chắc, mặc bền" tích cóp mãi mới mua được chiếc xe hơi, nên việc mua xe dựa trên nguyên tắc "bảo toàn giá trị, giữ giá, dễ bán". Nguyên nhân sâu xa của việc này theo cá nhân tôi bởi những lý do sau:
Người Việt thường mua xe theo sự tư vấn của những người thân quen, có tuổi, đã dùng vài đời xe chủ yếu là Toyota (hãng xe này vào Việt Nam sớm) nên tạo ra tâm lý phổ cập đã dùng xe hãng nào thì quen dùng hãng đó.
Người mua xe có tâm lý ngại nghiên cứu, ngại trải nghiện thực tế ở các hãng để tự mình so sánh các loại xe cùng phân khúc, cùng tầm tiền.
Ảnh minh họa. |
Tâm lý đám đông là một trong những nguyên nhân chính khiến người mua không làm chủ được chính mình nên ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua xe.
Do đích là bảo toàn giá trị tài sản, dễ bán, giữ giá nên người mua sẵn sàng bỏ món tiền không tương xứng với giá trị thực của chiếc xe.
Đích không phải là tận hưởng cuộc sống, không phải là an toàn, độ "sướng" khi lái xe. Người mua luôn tự đánh lừa bản thân bằng cách an ủi bằng lòng với việc xe mình không có những tính năng của các xe khác như "có khi cả đời xe mới dùng đến một vài lần".
Mua xe cho mình nhưng lại để tâm đến những người xung quanh nghĩ gì về chiếc xe của mình. Bản chất là mua theo thành ra mua cho mọi người chứ không phải thực sự mua xe cho chính mình.
Cuối cùng, do số đông tâm lý sính nên bị hãng lạm dụng khiến sản phẩm sản xuất trong nước so với bản nhập khẩu một trời, một vực. Giá bán không tương xứng với giá trị thực của xe.
Theo VnExpress