Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?

Thứ 3, 20/02/2024 18:54
Lệnh truy nã được đưa ra không bao lâu sau khi Moscow tuyên bố sẽ "đáp trả tương xứng" hành động của quốc gia này.

Nga phát lệnh truy nã Thủ tướng Estonia

Reuters đưa tin, cách đây vài ngày, theo cơ sở dữ liệu của Bộ Nội vụ Nga, cảnh sát Nga đã đưa Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, Bộ trưởng văn hóa Lithuania và các thành viên tiền nhiệm của Quốc hội Latvia vào danh sách truy nã với cáo buộc "phá hủy các di tích thời Liên Xô".

Theo Financial Times, đây là lần đầu tiên Điện Kremlin ban hành cáo buộc hình sự đối với một nhà lãnh đạo phương Tây kể từ khi phát động cuộc chiến ở Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, bà Kallas bị truy nã vì "xúc phạm ký ức lịch sử". Trong khi đó, theo hãng thông tấn nhà nước TASS (Nga), các quan chức vùng Baltic bị buộc tội "phá hủy tượng đài các binh sĩ Liên Xô" và hành vi này có thể bị phạt tù 5 năm theo bộ luật hình sự Nga.

Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?- Ảnh 1.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas được đưa vào danh sách truy nã của Nga. Ảnh: CNBC

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine tháng 2/2022, Estonia, Latvia và Lithuania đã phá hủy hầu hết các di tích thời Liên Xô trên lãnh thổ của họ, trong đó có cả tượng đài tưởng niệm những người lính Liên Xô thiệt mạng thời Thế chiến II.

Ba quốc gia này từng thuộc Liên Xô nhưng hiện đã trở thành thành viên của cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Kể từ sau tháng 2/2022, họ đã trở thành những phía ủng hộ nhiệt thành cho Ukraine và lên tiếng chỉ trích Nga.

Đáng lưu ý, vào đầu tháng 2, căng thẳng giữa Estonia với Nga đã tăng vọt sau khi nước này bí mật lên kế hoạch cải táng hài cốt của các quân nhân Liên Xô tại Nghĩa trang Quân đội Tallinn.

Đại sứ quán Nga tại Estonia cho biết, kế hoạch này "được thực hiện bí mật, không có bất cứ phương tiện truyền thông nào đưa tin" và "không có sự đồng ý của người thân các quân nhân đã khuất".

Moscow đã vô cùng giận dữ và gọi "kế hoạch đen" này là "hành động phá hoại nhằm vào Nga". Đại biện lâm thời Estonia Vannamelder đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga để nhận công hàm phản đối. Moscow đồng thời tuyên bố sẽ "đáp trả tương xứng" hành động của quốc gia Baltic.


Mới chỉ là khởi đầu

Người đứng đầu Ủy ban Điều tra Nga Alexander Bastrykin đã ra lệnh điều tra hình sự việc các di tích Liên Xô bị phá bỏ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo: "Đây mới chỉ là sự khởi đầu!"

"Tội ác chống lại sự tưởng nhớ những người đã giúp giải phóng thế giới khỏi chủ nghĩa phát xít phải bị truy tố" – Bà Zakharova nhấn mạnh.

Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?- Ảnh 2.

Các nước Baltic đã phá hủy hầu hết các di tích thời Liên Xô trên lãnh thổ của họ. Ảnh: Newsweek

Theo cơ sở dữ liệu của Bộ Ngoại giao Nga, cùng với bà Kallas, trong lệnh truy nã của Nga còn có Ngoại trưởng Estonia Taimar Peterkop, Bộ trưởng Văn hóa Lithuania Simonas Kairys và khoảng 60-100 thành viên của Quốc hội tiền nhiệm Latvia (đã kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 11/2022).

Hàng chục chính trị gia khác ở vùng Baltic cũng có mặt trong danh sách này, bao gồm các thị trưởng, phó thị trưởng thành phố, cựu Bộ trưởng Nội vụ Latvia Marija Golubeva.

3 nước Baltic đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Estonia Kallas ngày 18/2 đã lên tiếng bác bỏ lệnh truy nã của Nga, đồng thời cho rằng đó chỉ là nỗ lực của Moscow nhằm đe dọa bà trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng bà Kallas sẽ nhận được một chức vụ cấp cao trong EU.

"Việc này nhằm mục đích đe dọa và khiến tôi phải kiềm chế những quyết định mà có thể tôi sẽ đưa ra" – Bà Kallas phát biểu bên lề hội nghị an ninh Munich hồi tuần qua – "Tuy nhiên, đó là vở kịch của Nga. Không có gì đáng ngạc nhiên và chúng tôi sẽ không sợ hãi".

Theo Reuters, các chính trị gia vùng Baltic chỉ có nguy cơ bị bắt nếu họ vượt qua biên giới Nga. Nếu trường hợp này không xảy ra thì tuyên bố truy nã của Nga sẽ không dẫn tới hậu quả thực sự nào.

Vai trò nổi bật của bà Kallas trong việc thúc đẩy EU hành động nhiều hơn để hỗ trợ Ukraine đã dẫn đến suy đoán rằng bà có thể sẽ đảm nhận vai trò cấp cao sau cuộc bầu cử tiếp theo của Nghị viện EU trong tháng 6. Các dự đoán cho rằng bà Kallas nhiều khả năng trở thành người đứng đầu chính sách an ninh và đối ngoại của khối này.

Bước sang ngày 19/2, tờ Financial Times cho biết, bà Kallas đã kêu gọi phương Tây tiến hành thu giữ tài sản của Nga trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới. Nhà lãnh đạo Estonia đồng thời cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đang muốn gửi đi thông điệp "Estonia là lãnh thổ của Nga và Nga có quyền tài phán đối với Estonia".

Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?- Ảnh 3.

Căng thẳng giữa Estonia và Nga đang tăng vọt. Ảnh: Channels Television

Trước đó, Bộ Ngoại giao Lithuania, Latvia và Estonia đã triệu Đại biện lâm thời Liên bang Nga và đại diện Đại sứ quán Nga để phản đối danh sách truy nã của Nga.

Bộ Ngoại giao Estonia bày tỏ sự phẫn nộ đối với Đại biện lâm thời Nga Lenar Salimullin đồng thời cảnh báo: "Những bước đi này của Nga sẽ không ngăn cản được chúng tôi làm điều đúng đắn và Estonia sẽ không thay đổi sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Lithuania và Latvia cho rằng, cáo buộc của Nga nhằm chống lại các chính trị gia của hai nước này xuất phát từ "động cơ chính trị".

Bộ Ngoại giao Latvia yêu cầu Đại biện Nga Oleg Zykov giải thích. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Lithuania trao cho đại biện Nga công hàm phản đối quyết liệt.

"Những quyết định này của Liên bang Nga mâu thuẫn với các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, thể hiện nỗ lực xuyên tạc quá khứ và thiếu tôn trọng ký ức lịch sử của Lithuania" – Bộ Ngoại giao Lithuania nhấn mạnh.

Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?- Ảnh 4.

Một cuộc biểu tình ở Estonia nhằm phản đối cuộc chiến của Nga tại Ukraine. Ảnh: Getty

Estonia có khả năng đóng hoàn toàn biên giới với Nga

Tờ Kommersant (Nga) dẫn thông báo từ cục cảnh sát Estonia cho biết, quốc gia Baltic có khả năng sẽ đóng cửa biên giới trên bộ với Nga trong tương lai gần. Lý do được cơ quan này đưa ra là "áp lực từ người di cư".

Trước đó, cùng với Phần Lan, Estonia đã lên tiếng cáo buộc Nga "vũ khí hóa" người di cư nhằm tạo ra cuộc khủng hoảng ở biên giới châu Âu. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga vừa phát hành lệnh truy nã đối với Thủ tướng và các quan chức Estonia, giới phân tích cho rằng lý do không còn đơn giản như vậy. Estonia đang cho thấy họ không ngại đối đầu Nga.

Nga truy nã Thủ tướng nước EU: Đối phương đáp trả rắn, hé lộ hành động nhắm thẳng bầu cử Nga?- Ảnh 5.

Các nhà hoạt động của Đảng Nước Nga Thống nhất thu thập chữ ký ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin - với tư cách là ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới - tại Donetsk ngày 16/1/2024. Ảnh: Reuters

Tờ Postimee của Estonia ngày 19/2 cáo buộc Nga đang chuẩn bị "làm náo loạn" biên giới với Estonia vào ngày bầu cử Tổng thống Nga diễn ra trong tháng 3 tới.

Đại sứ quán Nga tại Tallin cho biết, các địa điểm bỏ phiếu đặc biệt sẽ được tổ chức ngay tại biên giới Nga-Estonia để các công dân Nga sống tại quốc gia Baltic này có thể tham gia bỏ phiếu.

Điểm bỏ phiếu đáng chú ý nhất chỉ cách trạm kiểm soát ở biên giới với Estonia 140 mét. Bên cạnh đó, những chiếc xe buýt đặc biệt sẽ được đưa đến biên giới với Estonia để đưa các công dân Nga sống tại quốc gia Baltic này tới các điểm bỏ phiếu. Kế hoạch này sẽ chịu ảnh hưởng nếu Estonia quyết định đóng cửa biên giới giữa hai nước.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Estonia thông báo chỉ cho phép Nga mở 1 điểm bỏ phiếu tại trụ sở của Đại sứ quán Nga trên lãnh thổ nước này để phục vụ cuộc bầu cử Tổng thống.

Cơ quan này đồng thời cho biết Estonia lên án mạnh mẽ ý định của Nga nhằm tổ chức bầu cử tại các vùng lãnh thổ mà Nga đang nắm quyền kiểm soát ở Ukraine, gọi đây là "sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế".

Nhật Minh

Cùng chuyên mục

Mazda BT-50 2025 ra mắt: Mặt trước giống CX-5, màn hình to, có ADAS, chờ về Việt Nam đấu Triton, Ranger

Thứ 6, 18/10/2024 09:59
Mẫu bán tải Mazda BT-50 tiếp tục được nâng cấp thêm một lần nữa cho thế hệ đã ra mắt vào năm 2020.

Công chúa Campuchia từng gây sốt năm nào ở hiện tại: Được mệnh danh là “Tiểu Lisa”, có ý định dấn thân Kpop làm idol 

Thứ 6, 18/10/2024 09:57
Công chúa Jenna Norodom là một ca sĩ, diễn viên đình đám tại Campuchia dù mới 12 tuổi.

FIFA có thể loại tuyển Bahrain, khiến Indonesia hưởng lợi lớn ở vòng loại World Cup?

Thứ 6, 18/10/2024 09:28
Truyền thông Indonesia đưa ra kịch bản rằng đội nhà sẽ được hưởng lợi rất lớn trong trường hợp tuyển Bahrain chịu án phạt nặng từ AFC và FIFA.

Vụ "quên" mua BHYT cho học sinh dù phụ huynh đã đóng tiền: Nhân viên đến từng nhà trả tiền, xin lỗi

Thứ 6, 18/10/2024 08:47
Trước đó, bà H. cho biết lý do "quên" mua BHYT cho học sinh là do gia đình bà gặp sự cố và phụ huynh đóng tiền rải rác.

MC Quyền Linh lần đầu lên tiếng chuyện "ăn gian" giúp gia đình Phạm Thoại thoát nghèo

Thứ 6, 18/10/2024 08:45
Nam MC cho biết mình rất vui vì những việc mà Phạm Thoại đã làm cho cộng đồng.
     
Nổi bật trong ngày

WHO xem xét hơn 5.000 nghiên cứu để chỉ rõ mối liên hệ bất ngờ giữa wifi và bệnh ung thư: Liệu có thực sự gây hại?

Thứ 5, 17/10/2024 07:15
Cuộc sống hiện đại, tín hiệu wif-fi trở thành 1 yếu tố cần thiết, có mặt ở nhiều không gian sống. Nhưng liệu rằng, wi-fi có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Cho các nhân vật nữ ăn vận theo chủ đề "suối nước nóng", tựa game này bất ngờ bị chỉ trích nặng nề

Thứ 5, 17/10/2024 10:50
Đã có những ý kiến trái chiều từ phía các game thủ trong trường hợp này.

1 Chị Đẹp bị Thu Phương hủy kết bạn vì scandal đấu tố, lên tiếng về thái độ của đàn chị sau khi tái ngộ

Thứ 5, 17/10/2024 12:00
Mối quan hệ giữa Chị Đẹp này với Thu Phương gây chú ý ngay từ khi cả hai được công bố sẽ tham gia chung mùa 2.

Đặt OPPO Find X8 cạnh iPhone 16 Pro mới thấy OPPO đỉnh thế nào: Màn hình lớn hơn iPhone nhưng mỏng nhẹ hơn nhiều, pin tận 5.630mAh

Thứ 5, 17/10/2024 15:31
Một mẫu máy điện thoại flagship với kích thước "vừa tay" đáng để người dùng chờ đợi.

Làm rõ nguyên nhân hai nữ sinh rủ nhau ra sông tự vẫn, để lại thư tuyệt mệnh

Thứ 5, 17/10/2024 17:43
Cơ quan chức năng huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đang phối hợp làm rõ nguyên nhân hai em học sinh nhảy cầu tự vẫn. Thi thể 2 em đã được tìm thấy, gia đình đang tổ chức lo hậu sự.
xe.nguoiduatin.vn