Hai từ "deadline" đáng sợ hơn cả sếp
Tất nhiên là ở mỗi một lĩnh vực, mỗi môi trường thì cũng đều có những áp lực khác nhau. Nhưng tuyệt nhiên thứ áp lực được gọi tên “deadline” thì lại là món gia vị không thể thiếu ở bất cứ môi trường làm việc nào.
Mang trong mình một sức mạnh vô hình mà ta không thể nhìn thấu được, deadline có thể khiến một người vui vẻ bỗng thành chột dạ, bất an; có thể khiến một người tàn tàn phải quên ăn, quên ngủ... Đó là lý do tại sao, "cái gì có thể trễ nhưng deadline thì không" đã trở thành tôn chỉ được dân công sở thuộc nằm lòng.
Tuy nhiên, nói thì dễ, làm mới khó. Không ít Gen Z công sở vô cùng khổ sở vì deadline, với họ 24 giờ là không bao giờ đủ để hoàn thành các công việc cá nhân của mình.
Minh chứng là 12:50 là tới hạn deadline, nhưng 11:57 có người vẫn gõ phím lia lịa; Thứ Hai phải nộp báo cáo nhưng tối Chủ Nhật mới mang laptop ra để làm; Deadline 2 tiếng có bài nhưng do bận rep story nên 30 phút cuối mới “vội vội vàng vàng”.
Câu chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” với deadline mãi luôn là câu chuyện muôn thuở khi một người không biết cách quản lý thời gian hiệu quả. Phàm ở đời, việc gì muốn thành công đều cần phương pháp cụ thể, rõ ràng và deadline cũng vậy. Để có thể trở thành "đôi tay vàng" trong làng chạy deadline, dân công sở cũng cần những chiến lược thích hợp và hiệu quả.
Lota, "trợ lý" dí deadline không trượt phát nào, “app lực” nhưng không áp lực
Với công việc luôn yêu cầu phải follow up liên tục, nhiều task phụ, task nhỏ hàng ngày, Gen Z hiện đại ngày này không thể cứ dồn tất cả vào một ngày để làm được. Đó cũng là lúc Lota ra tay, hỗ trợ người dùng đảm bảo deadline được “done” đúng hạn.
Lota được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng nhắc việc một cách thông minh và tiện lợi, tương tự như các trợ lý ảo nổi tiếng như Chat GPT và Gemini. Người dùng có thể gọi Lota trong nhóm chat hoặc trò chuyện cá nhân để đặt lịch nhắc việc bằng cú pháp “@Lota”. Điều này giúp dễ dàng tạo và lưu trữ các tác vụ, giúp Lota nhắc lại vào thời gian đã định. Với chức năng này, Lota đóng vai trò như một trợ lý cá nhân, hỗ trợ người dùng cả trong công việc lẫn cuộc sống thường ngày.
Người dùng có thể sử dụng các câu lệnh tự nhiên như: “Nhắc tôi gửi bài trước thứ hai” hoặc các leader có thể nhắc nhở cả nhóm bằng cú pháp: “Lota, hãy nhắc toàn bộ nhóm rằng ngày mai lúc 3 giờ chiều có cuộc họp quan trọng.” Việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên giúp tương tác với Lota trở nên tự nhiên, giống như đang giao tiếp với một trợ lý thực sự thay vì chỉ sử dụng một công cụ kỹ thuật.
Không dừng lại ở đó, Lota trên Lotus Chat còn có thể giúp người dùng nhớ những ngày lễ truyền thống của Việt Nam như giỗ chạp, ngày lễ Âm lịch, và các dịp đặc biệt khác. Tính năng này phù hợp với người dùng Việt, nhất là những gia đình coi trọng các ngày lễ cổ truyền. Người dùng cũng có thể nhờ Lota nhắc nhở về các dịp kỷ niệm tình yêu, ngày sinh nhật hay các sự kiện quan trọng khác – những tính năng thú vị đặc biệt thu hút thế hệ trẻ Gen Z.
Ngoài ra, Lota còn có khả năng phản hồi như một chatbot AI thực thụ. Khi người dùng cần gợi ý hoặc lời khuyên, Lota có thể đưa ra câu trả lời hữu ích và thậm chí đề xuất ý tưởng sáng tạo. Lotus Chat cũng là ứng dụng đa nền tảng (smartphone, máy tính bảng, laptop, máy tính bàn…) nên các thông tin công việc sẽ được đồng bộ trên toàn bộ thiết bị.
Với sự ra đời của Lotus Chat, người dùng Việt Nam sẽ có thêm một lựa chọn đa dạng, an toàn và thuận tiện, phản ánh nỗ lực của VCCorp trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ sáng tạo và khẳng định sự tự tin của "made by Vietnam" trên thị trường công nghệ quốc tế. Người dùng có thể dễ dàng tải Lotus Chat trên Appstore, Google Play, Apple Mac store và Windows hoặc tải trực tiếp tại lotuschat.vn.
Huỳnh Duy