‘Nghề’ tài xế và những câu chuyện tử tế
12 giờ trưa, nắng gắt váng đầu, song anh Hùng (28 tuổi, Hà Nội) đã chạy được 6 cuốc từ mờ sáng. Anh ngồi kể về chuyến sớm nhất lúc 4 giờ 30 đưa một bà bầu “vỡ đê” giữa đêm mà không sợ ngày xui tháng hạn, rồi liên tiếp mấy cuốc sáng giúp khách chạy đua với máy chấm công.
Mỗi ngày, rất nhiều tài xế công nghệ vẫn đang làm nhiều hơn vai trò của một người đưa đón. |
Chạy xe công nghệ bằng “cái tâm” là điều anh Hùng làm mỗi ngày để tô đậm cuộc đời bằng gam màu tử tế thời 4.0. “Suốt 3 năm tôi làm công việc này, từng có 2 vị khách quên ví và điện thoại trên xe, lần nào đồ cũng được trả về đúng chủ. Tôi thích nhất khách lên xe chuyện trò rôm rả, Thậm chí, tôi còn mua đầy đủ kẹo bánh, nước uống để mời khách, phòng khi họ bận việc chưa kịp ăn uống gì có thể dùng”, anh Hùng vừa chỉ vào hàng bánh, kẹo sau ghế vừa khoe.
Nghề chạy “xe ôm công nghệ” cực nhọc hơn, song không vì thế mà các bác tài mất đi nhiệt huyết với nghề. Với chú Thuận (41 tuổi, TP HCM), làm tài xế công nghệ còn là cơ hội để giúp đỡ mọi người. Trong cốp xe chú luôn có đủ đồ nghề bơm xe mini, kích bình, săm vá... để cứu nguy cho bất cứ ai hỏng xe giữa đường.
Cùng hội anh em chạy xe với chú Thuận, đóng chốt ở bến xe miền Đông, Mạnh Linh (20 tuổi) là tài xế trẻ nhất nhóm. Sau giờ học, Linh thường tranh thủ chạy thêm đóng học và phụ mẹ nuôi ba tai biến. Áp lực thu nhập, nên Linh đặt ra nguyên tắc “3 không”: không đứng yên một chỗ, không sợ tắc đường, không được nản lòng. Năm ngoái Linh nán lại Sài Gòn làm đến 30 Tết, tuy buồn nhưng cậu nói “vẫn vui vì được đưa đón nhiều người về quê”.
... Nhưng chưa được xã hội công nhận như một ‘Nghề’
Tin vào điều tử tế, hết lòng với công việc, nhiều tài 2 bánh (xe máy) và tài 4 bánh (xe ô tô) đang chạy xe với nghĩa cử vượt trên cả tiêu chuẩn dịch vụ do hãng yêu cầu. Song công việc tài xế công nghệ vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đúng đắn.
TXCN tin vào điều tử tế, hết lòng vì công việc nhưng bản thân lại không được chăm lo quyền lợi lao động thỏa đáng. Ảnh: Cổ Liêm |
Phát ngôn về tài xế xe ôm công nghệ người Việt "làm bẩn" không gian quán cafe của một CEO người Nhật từng khiến nhiều bác tài tủi phận. Những người trẻ hơn thì không khỏi trăn trở khi người ngoài nói vào nói ra “Tuổi trẻ không tìm việc, chạy xe ôm công nghệ là tốn cơm cha mẹ”. Cũng không ít khách hàng bước lên xe tỏ thái độ khinh thường. Và vô số câu chuyện khách “bom hàng” mà không lời xin lỗi vì cho rằng đa số các tài xế là người lao động thấp cổ bé họng...
Mặc chiếc áo bạc màu sau 2 năm chạy xe công nghệ, tâm trạng anh Lê Hiếu (32 tuổi) chùng xuống khi nói về công việc: “360 nghề, nghề nào cũng cần được tôn trọng. Tôi lao động bằng chính năng lực của mình, kiếm đồng tiền lương thiện, không trộm cướp của ai cái gì. Thu nhập cũng ổn định, vậy mà vẫn nhói lòng khi học bạ của con điền tên nghề nghiệp của ba là xe ôm, còn ghi ‘tài xế công nghệ’ thì sợ cô giáo bảo bày đặt chơi chữ”.
Theo các chuyên gia luật, tài xế công nghệ hiện chưa được xem là một nghề. Luật Lao động năm 2012 còn bỏ ngỏ “khoảng trống” trong việc điều chỉnh các mô hình quan hệ lao động mới, giữa chủ ứng dụng xe công nghệ và tài xế xe công nghệ. Do đó, các cơ quan chức năng chưa có căn cứ pháp lý tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho nhóm lái xe này.
Tín hiệu mừng cho giới tài xế công nghệ
Trong lúc các tài xế công nghệ trăn trở về tương lai bấp bênh, việc ứng dụng gọi xe “be” chào sân với chính sách đóng bảo hiểm cho các bác tài đạt điều kiện được coi là tín hiệu đáng mừng cho lực lượng lao động này. Những khó khăn công việc của họ bắt đầu được tháo gỡ, mong muốn được đối xử công bằng như các ngành nghề khác được hãng xe thuần Việt quan tâm.
Hành động chứ không nói suông, ứng dụng gọi xe be đang vận hành quỹ phúc lợi beCare với gói bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện (trong cuốc xe, đang trên đường đón khách và ngay cả khi tắt app) từ ngày 1/7/2019. Ngoài ta, các tài xế đủ điều kiện của “be” còn được hưởng thêm 2 gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe (ốm đau, bệnh tật, nội/ngoại trú, tử vong/thương tật), và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo với tổng giá trị gần 350 triệu đồng.
Ra mắt cuối năm 2018, “be” chọn lối đi riêng “lấy tài xế làm gốc”. Nói về điều này, CEO Be Group, ông Trần Thanh Hải cho biết: “Nếu tài xế công nghệ trước đây chỉ được xem như việc làm thêm, thì “be” muốn định hình tài xế công nghệ là một nghề với đầy đủ chế độ đãi ngộ, được tôn trọng như người có chuyên môn, được chăm lo phúc lợi đàng hoàng trong khi làm việc và khi về hưu”.
Ông Trần Thanh Hải, CEO Be Group |
Không chỉ hô hào khẩu hiệu, be sẽ là đơn vị tiên phong dự kiến đồng hành với Bộ Lao động Thương binh Xã hội kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ. Khóa đào tạo đầu tiên các chuẩn mực chuyên nghiệp này sẽ được triển khai thông qua cuộc thi Tay Lái Vàng. Đây là những bước đầu tiên của hãng xe công nghệ Việt nhằm mục tiêu đưa tài xế công nghệ trở thành nghề, góp phần chuyên nghiệp hóa lực lượng lao động ngày càng gia tăng tại Việt Nam.
ĐA