Như truyền thông đã đưa tin trước đó, ngày 18/12/2024, Honda và Nissan đã bắt đầu đàm phán về khả năng sát nhập để cứu Nissan khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều thứ thay đổi. Theo tờ nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật, Honda đã tiếp cận Nissan với đề xuất biến Nissan thành công ty con. Nissan sau đó đã phản đối mạnh mẽ ý tưởng này, động thái có thể dẫn đến việc các cuộc đàm phán đổ vỡ.
Vào ngày 4/2, một giám đốc điều hành của Nissan cho biết: “Gần như không thể đáp ứng được các điều kiện mà cổ đông của cả hai bên chấp nhận được. Có vẻ như việc sát nhập không còn khả thi nữa”.
Trở lại thời điểm tháng 12 năm ngoái, hai công ty đã thông báo rằng họ sẽ tham gia đàm phán để thành lập một công ty cổ phần chung mới vào tháng 8/2026 và hủy niêm yết cả hai công ty. Tuy nhiên, Nissan vẫn chưa thể thuyết phục được Honda rằng công ty đang đi đúng hướng để tái cấu trúc doanh nghiệp thành công – một tiền đề mà hai công ty đã thống nhất trước khi sát nhập theo kế hoạch.

Tuy nhiên, Honda đã mất kiên nhẫn với sự chậm trễ của Nissan. Công ty đã chủ động đề xuất Nissan trở thành công ty con của mình và nghiêng về chính sách buộc Nissan phải thực hiện tái cấu trúc.
Các nguồn tin tiết lộ rằng Honda đã đề xuất mua cổ phiếu của Nissan và biến thương hiệu đang gặp khó khăn này thành một trong những công ty con của mình. Điều này cho thấy Honda không bị thuyết phục bởi các kế hoạch phục hồi của Nissan và cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để đưa công ty này trở lại quỹ đạo. Để làm được điều này, công ty có thể mua cổ phiếu của Nissan và biến công ty này thành công ty con. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ vấp phải sự phản đối đáng kể từ Nissan vì những lo ngại quyền tự chủ của hãng có thể bị thách thức. Để bảo vệ mình, Nissan lưu ý rằng hãng đã có được sự linh hoạt và quyền tự chủ hơn sau khi đối tác lâu năm của mình là Renault của Pháp đồng ý vào năm 2023 sẽ giảm cổ phần của mình tại hãng sản xuất ô tô Nhật Bản.
Nissan cũng đã đề xuất một số cách để tái cấu trúc. Ví dụ, công ty có kế hoạch cắt giảm 9.000 việc làm trên toàn thế giới và cũng có ý định cắt giảm 20% năng lực sản xuất toàn cầu. Công ty cũng đang tìm cách giới thiệu các chương trình nghỉ hưu sớm tại ba nhà máy của mình tại Hoa Kỳ.
Phía Nissan đã có những cuộc đàm phán không liên tục kể từ cuối tuần trước và đang đi đến kết luận rằng họ sẽ không chấp nhận ý tưởng công ty con. Về phần mình, Honda cho biết nếu cách tiếp cận của họ bị từ chối, việc đàm phán đổ vỡ là điều không thể tránh khỏi.
Hai công ty ban đầu có kế hoạch đưa ra hướng đàm phán vào cuối tháng 1, nhưng vào ngày 31/1, họ thông báo sẽ hoãn các cuộc thảo luận cho đến giữa tháng 2.
Vào ngày 4/2, Nissan tuyên bố, “Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ không bị phá vỡ, nhưng [một vụ sáp nhập doanh nghiệp] là rất khó khăn.” Trong khi đó, Honda cho biết, “Nissan thiếu cảm giác cấp bách. Chúng tôi không nghĩ Honda có thể đủ khả năng đàm phán với họ nữa.”
Vào tháng 11 năm ngoái, Nissan, bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm nhanh chóng về hiệu suất, đã thông báo rằng họ sẽ cắt giảm 9.000 việc làm trên toàn thế giới và giảm 20% năng lực sản xuất toàn cầu. Nhưng Honda coi những động thái này là không đủ và chậm chạp trong việc thực hiện.

Tại một cuộc họp báo vào tháng 12, Chủ tịch Honda Toshihiro Mibe tuyên bố rằng “trừ khi (Honda và Nissan) có thể trở thành hai công ty độc lập, việc cân nhắc về việc tích hợp kinh doanh sẽ không khả thi”. Suy nghĩ đó hiện nay có vẻ đã thay đổi một chút.
Mitsubishi Motors, cổ đông lớn nhất của Nissan, cũng đã cân nhắc tham gia các cuộc đàm phán về việc sáp nhập, nhưng hiện đang nghiêng về việc duy trì sự độc lập của mình. Tại cuộc họp báo về kết quả tài chính vào ngày 3/2, Mitsubishi cho biết họ sẽ quyết định về bản chất của sự tham gia của mình sau khi quyết định của Honda và Nissan được công bố.
Anh Nguyễn
Bình luận tiêu biểu (0)