Phần đầu nát bét của chiếc xe Nissan Navara. Ảnh Châu Pha |
Mới đây trên một diễn đàn dành cho những người yêu thích, sở hữu và sử dụng xe bán tải Nissan Navara tại Việt Nam đã được đăng tải hình ảnh về chiếc xe bán tải Navara bản EL màu cam xuất hiện trong "bộ dạng" nát bét phần đầu. Theo thành viên Châu Pha, người đăng tải những hình ảnh này thì đây là phiên bản EL bị vỡ két nước, khung xe bị vặn nhưng túi khí vẫn... không chịu bung.
|
|
|
Ngay sau khi những hình ảnh này xuất hiện nhiều người tỏ ra nghi ngờ và ái ngại đối với cơ chế hoạt động của túi khí trên dòng xe này. Nhiều ý kiến cho rằng chiếc bán tải Navara có "túi khí bền", hoặc "đâm chưa đúng cách".
Túi khí được hình thành và phát triển từ những năm 50, qua nhiều năm và nhiều sự cải tiến khắc phục những nhược điểm và hạn chế của túi khí thì đến năm 1971 chính thức được sử dụng. Được biết, khi tai nạn xảy ra để người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng, phải đảm bảo được hai yếu tố: giữ cho cabin xe cứng vững ít bị biến dạng và đồng thời giảm thiểu chấn thương do hành khách bị “quăng quật” bên trong cabin khi xảy ra tai nạn.
Các thiết bị an toàn thụ động sẽ đảm bảo điều này, chúng chủ yếu gồm: Thân xe, đai an toàn và túi khí. Trong đó túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm. Chất liệu tạo nên túi khí cho ô tô là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.
Những vị trí đặt túi khí trên xe thường được ký hiệu là SRS. Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó giảm lực tác động lên người họ. Túi khí SRS đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.
NAM DƯƠNG